Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Pháp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 109:
| footnote_a = Có nhiều ngôn ngữ địa phương
}}
'''Pháp''' ({{lang-fr|La France}}; {{IPA-fr|fʁɑ̃s|local}}), tên chính thức là nước '''Cộng hòa Pháp''' ({{lang-fr|République française}}; {{IPA-fr|ʁepyblik fʁɑ̃sɛz|}}), là một [[quốc gia]] có [[lãnh thổ]] chính nằm tại [[Tây Âu]] cùng một số [[Tỉnh hải ngoại và lãnh thổ hải ngoại thuộc Pháp|vùng và lãnh thổ hải ngoại]]. Phần lãnh thổ Pháp tại châu Âu trải dài từ [[Địa Trung Hải]] đến [[eo biển Manche]] và [[biển Bắc]], và từ sông [[Rhine|Rhin]] đến [[Đại Tây Dương]]. Pháp còn có [[Guyane thuộc Pháp]] trên đại lục [[Nam Mỹ]] cùng một số đảo tại [[Đại Tây Dương]], [[Thái Bình Dương]] và [[Ấn Độ Dương]]. 18 [[vùng của Pháp]] (gồm chính quốc Pháp, Guyane thuộc Pháp, Guadeloupe, Martinique, Reunion và Mayotte) có tổng diện tích 643.801&nbsp;km², dân số tính đến năm 2019 là gần 67 triệu người.<ref name=areafactbook />. Còn nếu tính luôn các lãnh thổ khác ngoài châu Nam cực thì khoảng 674.000 &nbsp;km². Pháp là nước cộng hòa [[Bán tổng thống chế|bán tổng thống]] [[Nhà nước đơn nhất|nhất thể]], thủ đô [[Paris]] cũng là thành phố lớn nhất, trung tâm văn hóa và thương mại chính của quốc gia. Các trung tâm đô thị lớn khác là [[Marseille]], [[Lyon]], [[Lille]], [[Nice]], [[Toulouse]] và [[Bordeaux]].
 
Trong [[thời đại đồ sắt]], [[Chính quốc Pháp]] là nơi cư trú của người Gaul thuộc nhóm [[Người Celt|Celt]]. [[Cộng hòa La Mã|La Mã]] (Roma) sáp nhập khu vực vào năm 51 TCN, tình trạng này kéo dài cho đến năm 486, khi [[người Frank]] thuộc nhóm [[Các dân tộc German|Germain]] chinh phục khu vực rồi thành lập [[Vương quốc Pháp]]. Pháp nổi lên thành một đại cường tại châu Âu vào [[hậu kỳ Trung Cổ]], giành thắng lợi trong [[Chiến tranh Trăm Năm]] (1337-1453) giúp củng cố quốc gia và tập trung hoá chính trị. Trong phong trào [[Phục Hưng]], văn hoá Pháp phát triển, và lập nên một [[đế quốc thực dân Pháp|đế quốc thực dân toàn cầu]], trở thành đế quốc lớn thứ hai thế giới vào thế kỷ XX.<ref>{{chú thích sách|editor=Hargreaves, Alan G.|title=Memory, Empire, and Postcolonialism: Legacies of French Colonialism|publisher=Lexington Books|year=2005|isbn=978-0-7391-0821-5|page=1|url=https://books.google.com/books?id=UX8aeX_Lbi4C&pg=PA1}}</ref> Trong thế kỷ XVI, Pháp bị chi phối bởi các cuộc nội chiến tôn giáo giữa thế lực [[Công giáo La Mã]] và [[Tin Lành]] ([[Huguenot]]). Pháp trở thành thế lực chi phối văn hoá, chính trị và quân sự tại châu Âu dưới thời [[Louis XIV]].<ref>R.R. Palmer and Joel Colton, ''A History of the Modern World'' (5th ed. 1978), p. 161</ref> Đến cuối thế kỷ XVIII, [[Cách mạng Pháp]] lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, lập nên một trong các [[Đệ Nhất Cộng hòa Pháp|nền cộng hoà]] sớm nhất trong lịch sử hiện đại, [[Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền]] là nền tảng của cuộc cách mạng và biểu thị ý thức hệ của Pháp cho đến ngày nay.