Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Văn Cao”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
bổ sung trích dẫn và chỉnh sửa một số diễn đạt
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 34:
Thuộc thế hệ [[nhạc sĩ]] tiên phong, Văn Cao tham gia [[nhóm Đồng Vọng]], sáng tác các ca khúc trữ tình lãng mạn như ''[[Bến xuân]]'', ''[[Suối mơ]]'', ''[[Thiên Thai (bài hát)|Thiên Thai]]'', ''[[Trương Chi (bài hát)|Trương Chi]]'',... nhanh chóng trở thành một trong những gương mặt tiên phong, nổi bật nhất của [[:Thể loại:Âm nhạc lãng mạn Việt Nam|trào lưu lãng mạn trong lịch sử âm nhạc Việt Nam]], đặc biệt là để lại những dấu ấn mang tính khai phá của ông trong tân nhạc Việt. Sau khi gia nhập [[Việt Minh]], Văn Cao chủ yếu viết về nhiều ca khúc mang âm hưởng hào hùng như ''[[Tiến quân ca]]'', ''[[Trường ca Sông Lô]]'', ''[[Tiến về Hà Nội]]'',... vì vậy ông đã trở thành một [[nhạc sĩ]] tiêu biểu của dòng [[nhạc đỏ|nhạc kháng chiến]].Sau sự kiện ''[[Phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm|Nhân văn – Giai phẩm]]'', Văn Cao phải đi [[Học tập cải tạo|học tập chính trị]]. Trừ ''[[Tiến quân ca]]'', tất cả những [[Bài hát|ca khúc]] của ông cũng giống như các nhạc phẩm tiền chiến khác không được lưu hành ở [[Miền Bắc (Việt Nam)|miền Bắc]]. Đến cuối [[thập niên 1980]], những nhạc phẩm này mới được biểu diễn trở lại.
 
Được nhiều người xem là một hình mẫu thiên tài trong lịch sử văn nghệ Việt Nam,<ref name="PhạmDuy2007"/><ref name="ĐặngAnhĐào2009A"/> tài năng nghệ thuật đa dạng mang tính tổng hợp cao giữa văn chương (thi ca) - âm nhạc - hội họa của Văn Cao đã sớm có những thành tựu đột khởi ngay từ độ tuổi mới mười tám đôi mươi.<ref>Phạm Duy: "...Thấp bé hơn tôi, khép kín hơn tôi, nhưng Văn Cao tài hoa hơn tôi nhiều. (...) Hình như Văn Cao có đi học vẽ ở [[Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương|trường Cao Đẳng Mỹ Thuật]] như tôi, nhưng chắc chắn anh đã được hoạ sĩ Lưu Văn Sìn dắt vào hội hoạ. Văn Cao vẽ rất giỏi. Tôi giữ được bức tranh tự hoạ của Văn Cao, tranh sơn dầu vẽ trên bìa cứng cho tới ngày Pháp đánh Saigon vào năm 1945 thì mất, tiếc quá! Văn Cao làm thơ cũng rất hay. Vào năm 1941 mà anh đã có những câu thơ nghe như thơ [[Huy Cận]] (...) Chưa gặp Văn Cao nhưng tôi đã biết tài soạn nhạc qua mấy bài nhạc hùng của anh rồi..." (trích dẫn từ hồi ký của nhạc sĩ, nhà nghiên cứu tân nhạc Phạm Duy)</ref> Không được đào tạo một cách thực sự chính quy, chuyên sâu cả về [[âm nhạc]] và [[hội họa]], những thành tựu của Văn Cao trong hai lĩnh vực này có thể nói là bắt nguồn chủ yếu từ thiên năng nghệ thuật sẵn có của ông (nói theo lời của nhà nghiên cứu âm nhạc [[Nguyễn Thụy Kha]] thì "Văn Cao là trời cho"). Ông được nhiều người xem là một hiện tượng hiếm có trong lịch sử phát triển của [[văn hóa Việt Nam]] – ở nơi "dòng chảy" của sáng tạo cá nhân một con người có sự "hợp lưu" xuyên suốt của ba nhánh nhạc-họa-thơ trong gần như toàn bộ những sáng tác đa dạng của ông. Tổng kết về sự nghiệp văn nghệ của Văn Cao, nhiều người thường nhắc đến ông như một [[nghệ sĩ]] đa tài, thích "lãng du" qua những "địa hạt" (lĩnh vực) nghệ thuật khác nhau. Dù không gắn bó liên tục quá lâu với một địa hạt nào trong số đó nhưng đối với những "miền" nào ông đã bước qua thì Văn Cao cũng đều lưu dấu không ít sáng tạo mang tính khai phá - mở lối dành cho những người đến sau ông. Như nhạc sĩ [[Phạm Duy]] sinh thời đã nhiều lần xác nhận, sự nghiệp sáng tác của ông chịu một ảnh hưởng lớn từ những khai mở (về chuyên môn) và khích lệ (về tinh thần) từ Văn Cao, với tư cách là một người bạn văn nghệ tri kỷ của Phạm Duy. Dù những sáng tác của Văn Cao (đặc biệt là về âm nhạc và thơ ca) nói chung không dồi dào về số lượng nhưng mặt chất lượng chúng có ảnh hưởng mang tính định hướng và đặt nền cho sự phát triển của đời sống văn nghệ Việt Nam hiện đại. Một ví dụ là vai trò đặc biệt quan trọng của ông trong sự định hình của thể loại trường ca [[trường ca (âm nhạc)|trong cả âm nhạc]] [[Những người trên cửa biển|và thơ ca]] Việt Nam thế kỷ 20. Cũng như những đóng góp về thơ ca và hội họa của Văn Cao vì nhiều lý do khác nhau mà ít được nhắc tới hơn rất nhiều so với những thành tựu trong âm nhạc của ông.
 
Là một người tài hoa vào loại bậc nhất trong lịch sử văn nghệ Việt Nam, nhưng ngay từ thời còn niên thiếu ở [[Hải Phòng]] ông đã là một người có thiên hướng khép kín, trầm tư, ít bộc lộ bản thân trước đám đông. Sau biến cố ''[[Phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm|Nhân văn – Giai phẩm]]'' cuối [[thập niên 1950]], ông lại càng có xu hướng sống khép kín và cô độc hơn mặc dù luôn có gia đình (đặc biệt là vợ ông) và một số bạn văn nghệ thân quen làm chỗ dựa cho đến những năm cuối đời. Khác với quan niệm truyền thống xưa nay về tài tử và giai nhân, cuộc đời của Văn Cao ít có những tiếp xúc mang tính lãng mạn với phái nữ vì như ông từng bộc bạch trong một cuốn [[Văn Cao - Giấc mơ một đời người|phim tài liệu về mình rằng]], "Tôi là một cái người luôn luôn thất bại về tình yêu, cái thất bại này là bởi vì tôi là người không giỏi về cách tôi giao lưu với những người đàn bà, mà lại đối với những người đẹp tôi lại càng bối rối, tôi không bao giờ nói được với người ta, thì tôi bèn nói trong thơ thôi."