Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận:Trang Chính”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 61923464 của TongKiem-DocBangKS1909.1910 (thảo luận) Spam
Thẻ: Lùi sửa
Dòng 9:
 
 
==Giới thiệu==
Cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nghĩa quân Tổng Kiêm- Đốc Bang năm 1909-1910
{{Hộp lưu trữ đóng mở|*[[/Lưu 1|Tháng 11, 2003 – tháng 04, 2005]]
*[[/Lưu 2|Tháng 04, 2005 – tháng 04, 2006]]
*[[/Lưu 3|Tháng 04, 2006 – tháng 10, 2009]]
*[[/Lưu 4|Tháng 02, 2010 – tháng 07, 2013]]
*[[Wikipedia:Trang Chính|Các Trang Chính cũ]]}}
'''Trang này để [http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thảo_luận:Trang_Chính&action=edit&section=new thảo luận] về Trang Chính của Wikipedia.''' Có thể bạn cần đến một trong những trang liệt kê dưới đây:
*[[Wikipedia:Thảo luận]] – thảo luận các vấn đề chung của Wikipedia
*[[Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên]] – gửi tin nhắn cho các [[Wikipedia:bảo quản viên|bảo quản viên]]
*[[Wikipedia:Bàn giúp đỡ]] – dành cho những câu hỏi về Wikipedia
*[[Wikipedia:Bàn tham khảo]] – dành cho những câu hỏi kiến thức chung
 
|-
1. Vài nét về thân thế cụ Tổng Kiêm - Đốc Bang
| colspan="2" |
Tổng Kiêm tên thật là Nguyễn Văn Kiêm sinh năm Ất Sửu (1865) mất năm Nhâm Ngọ (1942), quê ở tổng Mông Hóa, châu Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình. Sinh ra trong một gia đình nông dân, được gia đình cho ăn học nên ông Nguyễn Văn Kiêm có nhiều hiểu biết về tình hình thời cuộc. Ông Nguyễn Văn Kiêm tham gia vào bộ máy chính quyền của thực dân pháp. Ông làm Chánh tổng tổng Mông Hóa, châu Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình, cho nên ông có tên gọi là Tổng Kiêm.
If you speak '''English''' and you have any comments or questions about the Vietnamese version of Wikipedia, you can also leave a message in our '''[[Wikipedia:Guestbook for non-Vietnamese speakers|guestbook]]'''. ([[Wikipedia:Giới thiệu/Tiếng Anh|About the Vietnamese Wikipedia]])
Đốc Bang tên thật là Nguyễn Đình Nguyên (tên khác là Pợng) sinh Đinh Sửu (1877) - mất năm Kỷ Hợi (1959), quê ở tổng Mông Hóa, châu Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình. Sinh ra trong một gia đình nghèo, là thanh niên có chí và tự lực rất cao, ông tham gia trong bộ máy chính quyền của Pháp ở Hòa Bình và giữ chức vụ Đề Đốc, cho nên ông có tên gọi là Đốc Bang.
|}
2. Bối cảnh cuối thế kỷ XIX
Năm 1858, liên quân Pháp và Tây Ban Nha đổ bộ vào cảng Đà Nẵng và tiếp đó xâm chiếm Sài Gòn. Quân Pháp sau đó mở rộng chiến tranh xâm lược ra toàn miền Nam Việt Nam. Năm 1862 vua Tự Đức ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh Miền Tây kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ thuộc địa Cochinchine (Nam Kỳ) ở Nam Kỳ lục tỉnh. Từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâm chiếm nốt những phần còn lại của Việt Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở miền Bắc Kỳ.
Sau khi đánh chiếm được nước ta, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy thống trị thực dân ở Việt Nam.
Về chính trị, chúng tiếp tục thi hành chính sách chuyên chế với bộ máy đàn áp nặng nề. Mọi quyền hành đều thâu tóm trong tay các viên quan cai trị người Pháp, từ Toàn quyền Đông Dương, Thống đốc Nam Kỳ, Khâm sứ Trung Kỳ, Thống sứ Bắc Kỳ, công sứ các tỉnh, đến các bộ máy quân đội, cảnh sát, toà án...; biến vua quan Nam triều thành bù nhìn, tay sai. Chúng bóp nghẹt tự do, dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, dìm các cuộc đấu tranh của dân ta trong biển máu. Với mưu đồ nham hiểm, thực dân Pháp thực hiện chính sách “chia để trị” và “dùng người Việt trị người Việt”, chia nước ta làm ba kỳ, mỗi kỳ đặt một chế độ cai trị riêng và nhập ba kỳ đó với nước Lào và nước Campuchia để lập ra Liên bang Đông Dương thuộc Pháp, xóa tên nước ta trên bản đồ thế giới. Chúng gây chia rẽ và thù hận giữa Bắc, Trung, Nam, giữa các tôn giáo, các dân tộc, các địa phương, thậm chí là giữa các dòng họ; giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương.
Về văn hoá-giáo dục, thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân về mặt giáo dục, đầu độc về mặt văn hoá là một trong những biện pháp cai trị của bộ máy thống trị thực dân. Thực dân Pháp hạn chế đến mức tối đa việc phát triển giáo dục, kìm hãm nhân dân Việt Nam trong vòng ngu dốt. Đồng thời chúng đẩy mạnh tuyên truyền ca ngợi chính sách "khai hoá” của nhà nước "bảo hộ", du nhập văn hoá đồi trụy, khuyến khích những tệ nạn cờ bạc, rượu chè, nghiện hút...
Về quân sự, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp các phong trào và hành động yêu nước của nhân dân ta, triệt để thực hiện chính sách "dùng người Việt trị người Việt", ra đạo luật về tổ chức quân đội thuộc địa bao gồm vừa binh lính Pháp, vừa binh lính người bản xứ. Xây dựng nhà tù nhiều hơn trường học.
Về kinh tế, sau khi hoàn thành cơ bản công cuộc “bình định” bằng quân sự, thực dân Pháp câu kết với giai cấp địa chủ thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế như: tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền (đồn điền cao su, cà phê, chè…); đầu tư khai thác tài nguyên như khai thác mỏ (chủ yếu là than, sắt, thiếc, vàng…), xây dựng một số cơ sở công nghiệp nhẹ; xây dựng hệ thống đường giao thông, bến cảng; độc quyền ngoại thương…nhằm phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của chúng.
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tạo nên sự chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam, nhưng cũng dẫn đến hậu quả là nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc vào tư bản Pháp, bị kìm hãm trong vòng lạc hậu.
Trong xã hội Việt Nam nổi lên hai mâu thuẫn cơ bản. Mâu thuẫn cơ bản thứ nhất đồng thời là mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam (nông dân, công nhân, một bộ phận tri thức phong kiến yêu nước, tiểu tư sản, địa chủ vừa và nhỏ v.v…) với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc, trở thành mâu thuẫn chủ yếu nhất. Mâu thuẫn cơ bản thứ hai giữa nhân dân Việt Nam, đa số là nông dân với địa chủ phong kiến. Hai mâu thuẫn này gắn bó, tác động lẫn nhau đòi hỏi đồng thời giải quyết. Độc lập dân tộc và người cày có ruộng là hai yêu cầu cơ bản của xã hội Việt Nam nhưng độc lập dân tộc là yêu cầu cơ bản, chủ yếu nhất vì phản ánh nguyện vọng bức thiết của cả dân tộc Việt Nam.
Ở Hòa Bình, trước khi thực dân Pháp xâm lược, vùng Mường Hoà Bình về chế độ chính trị xã hội M¬¬ường cổ là sự tồn tại của chế độ lang đạo, độc lập và lệ thuộc vào triều đình phong kiến Trung ương. Uy quyền của lang không khác gì vua chúa ở địa ph¬ương. Dưới chế độ của nhà lang quyền sống của người dân Mường bị chà đạp, ngay đến tính mạng cũng do lang quyết định, lang cho sống được sống, bảo chết phải chết, nên người Mường xưa có câu: “Nhỏ là con Bố con Mế, lớn là con Cun con lang”. D¬ưới chế độ lang, ng¬ười dân chỉ là nô lệ và bị lang sai khiến bóc lột.
Lợi dụng những đặc điểm ấy, năm 1884, sau khi thực dân Pháp chính thức đặt ách đô hộ lên tỉnh Hòa Bình, chúng đã khoét sâu vào vấn đề dân tộc, triệt để sử dụng duy trì chế độ lang đạo ở Hòa Bình.
Thực hiện chính sách chia rẽ dân tộc của thực dân Pháp, năm 1886, Toàn quyền Đông Dương ra quyết định thành lập tỉnh Mường bao gồm những địa hạt mà dân cư phần đông là người Mường tại các tỉnh: Hưng Hóa, Sơn Tây, Hà Nội, Ninh Bình. Tỉnh lỵ tỉnh Mường đặt tại chợ Bờ thuộc châu Đà Bắc (vốn là đất của tỉnh Hưng Hóa trước đó) trên bờ sông Đà. Vào các năm tiếp theo, tỉnh lỵ có những thay đổi như chuyển về xã Phương Lâm (vốn thuộc phủ Quốc Oai) và được gọi là tỉnh Phương Lâm. Ngày 5/9/1896, tỉnh lỵ Phương Lâm được chuyển đóng tại làng Vĩnh Diệu, xã Hòa Bình, phía tả ngạn sông Đà. Từ đó, tỉnh Phương Lâm được gọi là tỉnh Hòa Bình.
Về bộ máy cai trị tỉnh Hòa Bình, Pháp duy trì chế độ lang đạo làm cơ sở xã hội cho chính sách cai trị của chúng, đứng đầu là một công sứ người Pháp, dưới công sứ có phó công sứ và một văn phòng giúp việc. Bên cạnh bộ máy cai trị chỉ huy của người Pháp có một bộ máy thừa hành người bản địa như: chánh quan lang, phó quan lang và một số quan lại giúp việc. (Từ năm 1886-1933, Hòa Bình trải qua 14 đời công sứ).
Thực hiện chính sách chia để trị “dùng thổ lang, trị thổ dân”, bộ máy hành chính ổn định từ tỉnh, huyện đến xã, thôn, bản được thiết lập, thực dân Pháp đã ra sức vơ vét sản vật, bóc lột sức dân. Không những dùng quân sự mà chúng còn tăng cường các thủ đoạn chính trị, tuyên truyền, kích động chia rẽ, gây thù hằn dân tộc để dễ bề cai trị. Thực dân Pháp lợi dụng bọn phản động, tay sai lập ra xứ Mường, xứ Thái tự trị theo chiêu bài giả hiệu. Chúng xây dựng những đội quân riêng người Thái, riêng người Mường, đầu độc họ bằng ý thức dân tộc hẹp hòi, biến họ thành công cụ chống các dân tộc anh em, gây thù hận, nhen nhóm ngọn lửa chiến tranh giữa các dân tộc để chúng dễ bề lợi dụng, khống chế, đàn áp.
Dưới hai tầng áp bức của chủ nghĩa tư bản và chế độ quan lang, xã hội Hòa Bình phân hóa thành hai tầng lớp: tầng lớp quan lang được thực dân Pháp đưa vào hệ thống chính quyền từ cấp tỉnh đến làng xã và tầng lớp dân bản đông đảo không có ruộng đất, phải lao động không công cho quan lang và phải gánh chịu chế độ phu phen, tạp dịch hết sức nặng nề...
Phong trào chống Pháp của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình trong những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trong các phong trào đánh Pháp, ủng hộ phong trào Cần Vương, nhân dân Hòa Bình đã góp phần to lớn của mình vào phong trào chung của cả nước.
Cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp diễn ra quyết liệt, liên tục suốt cả dải núi rừng từ Mai Châu, Đà Bắc đến Yên Thủy. Ở vùng Lạc Thủy có cuộc kháng chiến do Đốc Tam chỉ huy đã gây cho quân xâm lược những tổn thất nặng nề, trận đánh tại chợ Đập là một chiến công oanh liệt, tên quan hai Phôgie (Faugire) và đạo quân do hắn chỉ huy đã phải vùi xác tại đây. Tại vùng Kỳ Sơn, Lương Sơn có cuộc chiến đấu của Đinh Công Uy, lợi dụng địa thế núi rừng, bằng lối đánh du kích, nghĩa quân do ông chỉ huy đã gây cho giặc Pháp nhiều tổn thất, như các trận ở Phương Lâm, Mông Hóa, Dốc Kẽm... Trong hơn ba năm từ 1889 đến 1892, cả dải sông Đà từ Mai Châu, Đà Bắc, Kỳ Sơn, Lương Sơn... là địa bàn hoạt động của nghĩa quân do Đốc Ngữ chỉ huy, một bộ phận quan trọng của cuộc kháng chiến Cần Vương tại vùng Tây Bắc do các nhà nho yêu nước lãnh đạo. Được nhân dân các dân tộc Mường, Dao, Thái... ủng hộ, nghĩa quân Đốc Ngữ đã gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề. Táo bạo và vang dội là trận tập kích vào tỉnh lỵ Chợ Bờ ngày 30 tháng 01 năm 1891, giết tên phó sứ Rugiơri (Rougery) làm chủ tỉnh lỵ, thực dân Pháp phải đưa hàng trung đoàn lính viễn chinh lên đối phó.
3. Cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nghĩa quân Tổng Kiêm-Đốc Bang năm 1909-1910.
Vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, huyện Kỳ Sơn là một trong 4 châu thuộc tỉnh Hòa Bình. Ở thời điểm này, tại châu Kỳ Sơn, Đinh Công Uy, tục gọi là Chánh Huy quan lang Mông Hóa “Sau đó, năm 1894, Đinh Công Uy trở thành châu ủy và năm 1898 trở thành tri châu ở Kỳ Sơn” . (Đinh Công Huy đã từng lãnh đạo 300 người Mường đứng lên khởi nghĩa chống Pháp từ năm 1889 đến 1903).
“Ngày 18-11-1903, Đinh Công Uy bị kết án 20 năm khổ sai vì tội giết người và bị đầy ra Côn Đảo. Hai năm sau, ngày 11-5-1905, Uy chết” . Sau khi Đinh Công Uy chết, theo tục của người Mường thì chức quan lang Mông Hóa sau phải được truyền cho con cháu, nhưng vì Đinh Công Uy bị Pháp kết tội nên bị tước quyền thế tập. Đinh Công Nhung một quan lang tay sai của pháp là người xã Vĩnh Đồng đã dựa vào Pháp để tranh chức quan lang của dòng họ Đinh Công Uy ở Mông Hóa. Sau đó Đinh Công Nhung được Pháp đưa lên làm chánh quan lang ở Hòa Bình.
Từ khi làm chánh quan lang Hòa Bình, nhờ sự hậu thuẫn của Pháp “Quan lang Đinh Công Nhung đã ức hiếp nhân dân, gây nhiều sự khổ hại hơn các quan Lang trước” . Trong bức thư đề ngày 18 tháng 8 năm 1909 của Tổng Kiêm (Tên thật là Nguyễn Văn Kiêm, người xóm Đễnh, Mông Hóa) gửi Quan Hai Pháp, đã tố cáo như sau: "Tại ông Chánh Lang Đinh Công Nhung ăn hết đất chúng tôi, mà lại nhũng nhiễu dân tình lắm lắm, chúng tôi thiết tưởng công việc nhà nước đã nhiều, lại công việc nhà ông ấy, thời dân sự chúng tôi có một cổ hai chòng, nên chúng tôi phải giả ông ấy lại nhà nước" .
Bên cạnh nhũng nhiễu dân chúng, Đinh Công Nhung còn trắng trợn cướp 8 mẫu đất công. Bất bình trước việc làm sai trái của Đinh Công Nhung, nhân dân Mông Hóa do Tổng Kiêm và Đốc Bang đứng đầu lại đệ đơn kiện lên Tòa sứ Hòa Bình, Tòa sứ Hòa Bình không xét đơn kiện “Tháng 3 năm 1909, lời than phiền của các chức sắc ở Mông Hóa đối với quan lang của họ là Đinh Công Nhung chẳng đem lại kết quả gì ở Hòa Bình, đã được trình lên phủ toàn quyền” .
Được nhà cầm quyền Pháp che chở, không xử phạt nên Đinh Công Nhung càng ngạo nghễ và hung hăng quay lại khủng bố dân làng, tìm bắt Tổng Kiêm và Đốc Bang. Không bắt được hai người, Đinh Công nhung sai "bắt cả người nhà, đầy tớ, trâu ngựa" của họ, trong đó có cả phụ thân của Đốc Bang trói vào bè cho trôi sông đến chết. Không còn cách nào khác, nhân dân phải đứng lên khởi nghĩa để giải phóng cho mình. "Chúng tôi về Hà Nội làm đơn kêu với quan Thống sứ, thời ông ấy nhiều tiền bạc lễ quan Chánh sứ mấy thầy Phán Quế, cứ bẩm sự tốt cho ông ấy, thời chúng tôi thế ức không biết kêu vào đâu được nên chúng tôi phải mang đầy tớ lên đánh lấy người nhà về…” .
Sự bóc lột tàn bạo của quan lang Đinh Công Nhung đã làm bùng lên nỗi căm hờn trong đồng bào Mường ở Mông Hóa. Dưới sự tổ chức và lãnh đạo của Tổng Kiêm và Đốc Bang một cuộc khởi nghĩa đã manh nha khởi phát chống lại bọn quan lang và thực dân Pháp.
Tổng Kiêm và Đốc Bang đã bí mật tiến hành vận động, tuyên truyền nhân dân Mông Hóa ủng hộ hai ông để đứng lên đánh đuổi thực dân và phong kiến lang đạo. Đến đầu tháng 4 năm 1909, số người ủng hộ và quyết tâm theo hai ông đứng lên chống Pháp đã lên tới 41 người.
5. Hoạt động của nghĩa quân
Ngày 15 tháng 4 năm 1909, ba mươi nghĩa quân tổ chức Lễ tế cờ tại núi Viên Nam, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn). Tổng Kiêm được nghĩa quân suy tôn làm Chánh thống tướng, Đốc Bang làm Phó thống tướng. Nghĩa quân mang tên là Quân đội Bình Tây. Quân kỳ màu đỏ có hai chữ “Bình Tây”. Sau khi tế cờ, lực lượng nghĩa quân được tăng cường thêm. Đến tháng 8 năm 1909, quân số nghĩa quân đã tăng lên 41 người. Lúc bấy giờ, về chỉ huy, ngoài Đốc Bang, Tổng Kiêm còn thêm Nguyễn Văn Bảng, Nguyễn Văn Tích, Nguyễn Văn Bành …Vũ khí của nghĩa quân chỉ có một súng hỏa mai và tám mã tấu .
Đầu tháng 8 năm 1909, nhân cơ hội viên công sứ Hòa Bình Rê-nhi-ê (Regnier) đi dưỡng bệnh, viên Phó sứ Pa-tơ-rích (Patrik) đi thanh tra các đồn điền, chánh quan lang Đinh Công Nhung đi vắng. Ở tỉnh lỵ chỉ còn lại hai viên án sát và đề đốc, trong đó viên đề đốc là con cháu Đinh Công Uy có thể ngả theo nghĩa quân. Lực lượng vũ trang có 1 trại lính khố xanh, do tên giám binh Sennhô (Chaigneau) chỉ huy. Ngay trong lính khố xanh cũng có người (Đinh Công Nghiêm) có cảm tình với nghĩa quân, sẵn sàng làm nội ứng .
Tổng Kiêm và Đốc Bang tính toán, tuy quân số ít, vũ khí trang bị thua xa quân Pháp, nhưng nghĩa quân lại có ưu thế là quen thuộc địa hình. Một thuận lợi nữa là viên đề đốc đã hứa án binh bất động khi nghĩa quân đánh vào tỉnh lỵ. Hai ông cho quân áp sát tỉnh lỵ, cho trinh sát đi điều tra nắm vững địa hình, binh lực, hỏa lực, các mục tiêu là đồn lính khố xanh, kho bạc, ty Thương chính, nhà dây thép, nhà giam. Nắm chắc phần thắng, hai ông nhanh chóng quyết định đánh chiếm tỉnh lỵ, thời gian được ấn định vào đêm mùng 2 rạng ngày mùng 3 tháng 8 năm 1909.
Chiều ngày 2 tháng 8, nghĩa quân làm lễ xuất quân tại núi Hang Gà (Tên địa phương gọi Hang Ca), bên cạnh làng Dụ thuộc xã Mông Hóa.
Trận đánh chiếm tỉnh lỵ Hòa Bình diễn ra vào đêm mồng 2 rạng sáng 3/8/1909. Nghĩa quân do Tổng Kiêm và Đốc Bang chỉ huy phân tán thành từng toán nhỏ. Một số đột nhập tỉnh lỵ vào buổi chiều. Một số vượt sông Đà bằng thuyền vào sẩm tối.
Một giờ sáng ngày 3 tháng 8, nghĩa quân bất ngờ đánh trại lính khố xanh. Sau khi diệt tên lính gác, nghĩa quân tiến thẳng vào trại, binh lính đang ngủ chưa kịp trở tay, nghĩa quân đã xông tới diệt tên giám binh Senhô nổi tiếng tàn ác cùng 5 tên lính khố xanh, làm bị thương 16 tên lính khác. Một số tên chạy thoát, số còn lại ra hàng. Nghĩa quân phá kho súng, thu 150 súng trường kiểu 1874 và súng mút cơ tông…Tiếp đó, nghĩa quân chiếm kho bạc, nhà đoan, phá nhà tù, giải phóng 40 tù nhân. 10 giờ sáng, nghĩa quân hoàn toàn làm chủ tỉnh lỵ. Đinh Công Nhung đóng bên kia sông, có 10 lính hộ vệ không dám sang ứng cứu .
Về cuộc tấn công vào tỉnh lỵ Hòa Bình, theo cuốn Tỉnh Mường Hòa Bình của tác giả người Pháp Pierre Grossin (Xuất bản và phát hành lần đầu bằng tiếng Pháp năm 1926) do nhà xuất bản Lao động xuất bản năm 1997 (tái bản lần 2), tại trang 69 ghi như sau: "Đêm mùng 2 rạng ngày mùng 3 tháng 8 năm 1909, ông Công sứ ở Hà Nội, viên phụ tá thì đi kinh lý, viên quản đốc sở giao thông công chính, viên chủ sự thuế đoan vắng. Những người có mặt chỉ còn viên giám binh khố xanh và viên công chức thu thế đoan và viên cai sở giao thông công chính. Toán khởi nghĩa từ Mông Hóa kéo tới lúc sẩm tối, một số nấp trong đêm tối ở nhà đồng đảng của viên đề đốc Đinh Công Nghiêm, luồn ra đằng sau trại lính khố xanh, đột nhập vào phía đối diện với phía có lính canh và trước khi có lệnh báo động thì họ đã giết những tên lính đang ngủ và cướp vũ khí. Thấy có động, viên giám binh Chaigeau vùng chạy ra ngoài. Ông ta bị đánh đập tàn nhẫn và bị chém bằng mã tấu. Còn 3 người Âu khác bị bao vây đã trốn thoát. Tổng Kiêm giải thoát các tù nhân mà lúc đó việc canh giác tù được giao cho lính cơ, người của viên đề đốc.
Đó là một vụ cướp tỉnh lỵ. Chỉ có một viên chức sở dây thép còn lại nhiệm sở, báo tin về Hà Nội, một toán quân từ Hà Đông tới, và một toán lính lê dương đi cứu nguy đã rời Việt trì lên Hòa Bình.
Vụ cướp do Tổng Kiêm chỉ huy đã giành thắng lợi, đó là điều ông ta mong muốn”.
Trong cuốn Lịch sử quân sự của Đông Dương thuộc Pháp, từ khởi đầu đến nay (tháng 7/1930) bằng tiếng Pháp, phiên bản thứ hai, ấn bản của Viễn Đông, xuất bản năm 1931, trong phần Hoạt động trong khu vực Hòa Bình cho biết: “Ngày 3 tháng 8 năm 1909, trong dấu ấn đau thương bởi sự đẫm máu ở Hiền-Lương và Ninh-Bach (25 và 26 tháng 7), khi các hoạt động của chúng ta nhằm chống lại DE-THAM, vẫn chưa bị suy yếu, Hà Nội đã nhận được tin rằng thủ phủ của tỉnh Hòa Bình vừa bị tấn công bởi những tên cướp biển Mường tối hôm trước. Dần dần, thông tin được bổ sung: thanh tra viên của bản địa CHAIGNEAU đã bị tàn sát, cũng như 5 người của ông, 16 người khác bị thương, 40 tù nhân của thông luật đã được giao, Kho bạc và Hải quan đã bị cướp phá, 150 súng trường 1874 hoặc súng cạc-bin 1892, 35.000 hộp mực đã bị đánh cắp.
Cuộc đảo chính được dẫn dắt bởi người đứng đầu làng Mong-Hoa, tên là KIÊM, người đã tìm cách xây dựng và tạo ra một băng đảng lớn mạnh để xoa dịu sự căm hận cũ chống lại một người bản xứ”.
Sau khi đánh chiếm tỉnh lỵ, ngoài vũ khí thu được của địch, một số lính khố xanh xin được gia nhập nghĩa quân, đưa số lượng quân đội Bình Tây lên tới 70 người .
Nhưng, nhận rõ thời cơ và tương quan lực lượng không có lợi cho việc cố thủ và phòng ngự cứ điểm, nghĩa quân rút về tả ngạn sông Đà, sang Mông Hóa (nơi xuất phát của nghĩa quân). Trên đường hành quân, nghĩa quân tiến công hạ đồn Đồng Bến. 3 giờ chiều, một toán nghĩa quân đi tuần gặp tên phó sứ Patơrích đi thanh tra các đồn điền về. Cuộc xung đột giữa hai bên nổ ra. Patơrích bị thương ở cằm thoát chết chạy về tỉnh lỵ. Thắng lợi trong hai trận đánh trên tuy nhỏ, nhưng thể hiện tính liên tục tiến công, liên tục giành thắng lợi, một trong những nguyên tắc của khởi nghĩa vũ trang mà nghĩa quân đã thực hiện .
Tin Tổng Kiêm và Đốc Bang đánh chiếm tỉnh lỵ được viên chức sở Dây thép của Pháp đã báo tin về Hà Nội. Ngay sau đó “Các bước được thực hiện ngay lập tức, được sự đồng ý giữa cư dân cao cấp của Bắc Kỳ và chỉ huy cấp trên, để tìm kiếm băng đảng và tước vũ khí của nó” .
Thực dân Pháp cho rằng cuộc tấn công tỉnh lỵ Hòa Bình có thể sẽ thổi bùng lên một phong trào đấu tranh vũ trang mới.
Chính vì vậy, ngay trong ngày 4 tháng 8, Pháp đã điều động một đại đội lính lê dương gồm 80 tên, do viên đại úy Mathieu chỉ huy từ Việt Trì đến Hòa Bình, đồng thời huy động 50 lính khố đỏ của đội quân Bắc Kỳ thứ nhất do trung úy Leonard phụ trách đi đến Hà Đông (12km S-O. của Hà Nội), nhằm ngăn ngừa nghĩa quân tràn về Hà Đông. Đồng thời, các đồn binh, các lực lượng lính cơ, lính dõng thuộc các tỉnh giáp danh với Hòa Bình xiết chặt vòng vây, ngăn chặn nghĩa quân Tổng Kiêm, Đốc Bang vượt ra khỏi Hòa Bình.
Nghĩa quân tổ chức phục kích chặn đánh ở Đồng Mỏ, khiến trung đội của Leonard bị thiệt hại nặng không tiến lên được.
Trong khi chờ quân tiếp viện, chính quyền thực dân ở Hòa Bình đã phải đặt vấn đề thương lượng với quân khởi nghĩa, nhưng nghĩa quân cương quyết không nhượng bộ.
“Ngày 10 tháng 8, các cuộc đàm phán thất bại, sự cần thiết cho một cuộc tấn công mạnh mẽ được thông qua. Ba đội phải hợp tác với nhau: Đội của Đại úy MATHIEU, đội của Trung úy LEONARD và một trung đội gồm 50 tay súng của Bắc Kỳ (đại úy hải quân DES GARETS), đi từ Son-Tay đến Yen-Le. Một trận lũ bất thường từ Sông Đa đã làm chậm hành động đến ngày 14, ngày mà Đại úy MATHIEU với 115 lính bộ binh, 100 dân quân và những người ủng hộ, tập trung ở Mong-Hoa, người đã được tìm thấy do sơ tán, sau đó trên Xom-Denh, nơi ông gia nhập Trung úy LEONARD, trong 3 ngày, các trinh sát đã săn lùng nhưng không thành công toàn bộ Nui Vien-Man, nơi có đến 120 tên hải tặc đã trú ẩn. Chiến dịch này cho thấy rằng những tên hải tặc, nhờ sự công nhận của đất nước và sự đồng lõa nhất định của cư dân, vẫn sẽ thoát khỏi quân đội của chúng ta, vì vậy sự chiếm đóng có hệ thống của tất cả các vùng được quyết định để đe dọa dân chúng, cản trở việc cung cấp hải tặc và khuyến khích việc giao nộp những người trong số họ-và đây là phần lớn-những người đã tham gia vào băng đảng sau những mối đe dọa của KIÊM” .
Trong tình hình đó, nhằm thị uy dân chúng, uy hiếp tinh thần các lãnh tụ nghĩa quân, muốn các ông ra đầu hàng, chặn đứng đường tiến quân của nghĩa quân. Ngày 23 tháng 8 quan toàn quyền Đông Dương Klobukovski rời Hà Nội lên Hòa Bình. Ngoài việc giao nhiệm vụ cho quân đội, ông ta gặp gỡ Hội đồng quan lang đề nghị phải vào cuộc ngay trong việc tiêu diệt nghĩa quân, truy đuổi Đề Thám.
“Cuối tháng 8, Pháp đã thiết lập một hệ thống đồn bốt phía Đông Nam sông Đà nhằm ngăn chặn nghĩa quân tràn về đồng bằng, bao gồm các đồn bốt là: Hoa-Binh, Dong Bên, Yên-Lê, Hoa-Lac, Hoa-Muc và Mong-Thom.
Cuộc trinh sát hàng ngày được thực hiện bởi từng trạm, nhưng những tên hải tặc, chia thành 3 hoặc 4 nhóm được thông báo tại các địa điểm khác nhau, khó nắm bắt, tuy nhiên Đại úy DES GARETS, trong một cam kết nhỏ ở Xom-Giu, ngày 24 tháng 8, làm chết hoặc bị thương 5 người đàn ông.
Một chiến dịch chung mới được lên kế hoạch cho ngày 28 tháng 9, nhưng những tên hải tặc có thể đã cảnh báo, tấn công vào sáng ngày 27 vị trí của bảo vệ bản địa của Hoa-Lac, giết 4 người đàn ông và làm bị thương 5 người. Việc truy đuổi mà họ cung cấp cho Đại úy MATHIEU vẫn không có kết quả.” .
Nhận được tin Hòa Lạc bị tấn công, quân địch từ Đồng Mông, cổ Rùa, Yên Lễ kéo đến bao vây nghĩa quân. Sau hai ngày giao chiến, địch bị chết 10 tên, nghĩa quân phá được vòng vây, thu được 7 súng.
Nghĩa quân chia làm 3, 4 toán nhỏ, tăng cường quấy rối, phục kích địch. Tổng Kiêm còn có ý định vượt sông Hồng, sang Vĩnh Yên để phối hợp với Đề Thám đang hoạt động chống địch ở dãy núi Tam Đảo.
Đoán biết ý định này địch đã huy động tổng lực với 3.000 quân, kéo về Mông Hóa, bao vây chặt dãy núi Viên Nam. Nghĩa quân 7 lần giao tranh, liều chết mở đường thoát, nhưng không thành. Nghĩa quân không vượt được sông, đành đóng quân tại xóm Mường Hối (xã Yên Quang nay). Sau đó Đốc Bang và Tổng Kiêm phải để lại một bộ phận do lãnh binh Nguyễn Văn Hiền chỉ huy, đánh nhau với địch ở sát núi Viên Nam: còn đại bộ phận thì rút theo đường bộ Sơn Tây. Nghĩa quân phải dùng thuyền vượt sông Đà sang đóng ở Bản (Bắc?) Thôn (thuộc huyện Thanh Thuỷ, Phú Thọ), với ý định vượt sông Hồng, sông Lô sang Tam Đảo hội quân với Đề Thám nhưng không thành.
“Vào giữa tháng 10, Trung úy LEONARD đến định cư ở Xóm-Denh, gần làng của KIÊM. Ông được thay thế ở Mong-Thom bởi lực lượng dân vệ.
Sự đầu tư của Nui Vien-Nam sớm buộc hải tặc phải di tản khỏi núi này và xem xét đến Bavi, tiếp đó là trên bờ trái của Sông Đa, trong một vùng khó khăn mà KIEM biết rất rõ, trước đây đã có lần hoạt động chống lại chúng ta, dưới sự chỉ huy của Doc-Ngu. Đại úy MATHIEU, trở lại Tu-Vu kể từ ngày 31 tháng 10, có xu hướng chống lại họ” .
Chính vì vậy, ngày 31/10/1909 địch huy động ba tiểu đoàn truy kích và chặn đánh nghĩa quân ở Tu Vũ. Trước tình hình đó, nghĩa quân phải vượt sông trở lại. Lực lượng bị chia cắt làm đôi. Tổng Kiêm bị dồn về chân núi Ba Vì, Đốc Bang bị bao vây ở Mông Hoá. Để bảo toàn lực lượng, nghĩa quân phân tán ra từng nhóm, tổ chức đánh những trận phục kích nhỏ. Địch khủng bố dữ dội, khiến dân chúng khó tiếp tế. Lương thực nghĩa quân cạn dần, quân số hao tổn, lực lượng nghĩa quân mỗi ngày một yếu đi.
“Tháng 11 trôi qua mà không có kết quả nào đáng kể. Trong đêm từ ngày 29 đến 30, tại Xam-Phéo, một cuộc mai phục kéo dài đến băng đảng, rơi xuống đó và có hai người bị giết, trong đó có chỉ huy trưởng của KIÊM. Các hải tặc vượt Sông, nhưng, bị săn lùng liên tục bởi các trinh sát của các vị trí ngoại biên của Nui Viên-Nam, không thể tiếp nhiên liệu, họ để gửi từng chút một” .
Do quân Pháp khủng bố nhân dân dữ dội, cắt đường tiếp tế lương thực, thực phẩm cho nghĩa quân nên nghĩa quân bị cô lập.
“Ngày 13-1-1910, Tổng Kiêm về Sơn Tây để qui thuận viên khâm sai Lê Hoan. Kiêm bị ông công sứ bắt. Những tên phiến loạn cuối cùng đã xin qui thuận. Tổng Kiêm bị kết án khổ sai chung thân và bị đầy ra Côn Đảo. Nếu như chúng ta (Pháp) không phạm sai lầm thì Tổng Kiêm đã không thể là một nhân vật có thiện cảm, không thể là một kẻ chủ mưu trong việc phế bỏ các quan lang. Từ đó trở đi không có gì làm rối loạn cảnh yên ổn của tỉnh nữa” . “Vào ngày 20 tháng 1 năm 1910, các hải tặc đã mất 102 người, 8 người thiệt mạng, 17 tù nhân, 84 nhà thầu, bao gồm cả chính KIEM, tất cả vũ khí bị đánh cắp từ Hoa-Binh được lấy lại” .
4. Nhận xét của các nhà khoa học
Theo ông Nguyễn Quang Ân - Giám đốc trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam nhận xét nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa không nhằm vào một cá nhân để đòi quyền lợi kinh tế, mà là cuộc khởi nghĩa nhằm lật đổ bộ máy thống trị của thực dân Pháp, giành chính quyền: “Khác với các cuộc đấu tranh trước đó vào các năm 1904, 1908, Khởi nghĩa năm 1909 không nhằm vào một cá nhân là lang cun Đinh Công Oai hay Chánh quan lang tỉnh Hòa Bình Đinh Công Nhung để đòi quyền lợi về kinh tế, mà là một cuộc khởi nghĩa nhằm lật đổ bộ máy thống trị của thực dân Pháp, giành chính quyền. Lực lượng tiến hành khởi nghĩa gồm đông đảo nhân dân, có lực lượng vũ trang làm nòng cốt, hành động kiên quyết, không do dự, dũng cảm tiến công địch.”.
Theo TS.Khổng Đức Thiêm, chuyên viên cao cấp viện Lịch sử Đảng Học viện hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh đã đưa ra những bằng chứng có mối liên kết giữa phong trào khởi nghĩa chống Pháp ở Hòa Bình và phong trào chống Pháp của nghĩa quân Yên Thế. Rằng sự khởi nghĩa của nghĩa quân Tổng Kiêm-Đốc Bang là sự chia lửa cho Yên Thế chứ không chỉ đơn thuần là vấn đề giành lại ruộng đất. Giành lại ruộng đất chỉ là cái cớ để thổi bùng phong trào khởi nghĩa lúc đó: “Như vậy là qua rất nhiều dẫn chứng có phần dài dòng nhưng rất cụ thể kể trên đến lúc này, chúng ta đã có thể an tâm khẳng định sự xuất hiện của lực lượng vũ trang dưới sự chỉ huy của Tổng Kiêm-Đốc Bang tại Mông Hóa, châu Kỳ Sơn chính là để nhằm lôi kéo sự chú ý, chia sẻ lực lượng, khiến cho mũi nhọn của kẻ địch đi chệch hướng nhằm chia lửa với chiến trường Yên Thế. Khởi nghĩa này nằm trong một sự trù hoạch đã có từ trước, hoàn toàn không đơn độc bởi cùng lúc với sự xuất hiện lực lượng vũ trang do Nguyễn Đạt ở Hà Nam, Nguyễn Xuân Sơn ở Bắc Ninh, Ba Biều và Cả Dinh ở Phúc Yên và Đề Thám rời Yên Thế đang có mặt Lương Sơn.
Mâu thuẫn về tranh giành ruộng đất và quyền lực chỉ là nguyên cớ. Ngay trong khẩu hiệu - tức là mục tiêu “Nam Sơn Hoàng Bà, khởi nghĩa Bình Tây, độc lập Chính phủ” đã khẳng định rõ cái đích cuối cùng của phong trào là đấu tranh võ trang và giải phóng dân tộc, đánh đuổi ngoại xâm chứ không hề đề cập tới việc giành lại các quyền lợi nhỏ nhoi xảy ra ở địa phương và quan trọng hơn cả, suốt trong thời gian cuộc khởi nghĩa tồn tại, đối tượng chính đều là lực lượng quân sự của kẻ thù. Không thấy có cuộc trả thù nào xảy ra trong nội bộ dân chúng cũng như quan lại người bản địa ở địa phương.
Riêng phần viết của Pierre Grossin đã hé lộ rằng, khi còn đương chức Tổng Kiêm đã có mối liên hệ với các hoạt động, các lực lượng chống đối tại nhà nước, mà sau này ta mới biết đó là những người của Đề Thám. Điều đặc biệt ở đây là, tuy các tác giả đều thống nhất cho rằng sự tranh đoạt ruộng đất, quyền lực là nguyên nhân bùng nổ sự phản kháng nhưng nhìn vào khẩu hiệu đấu tranh thì mục tiêu lại là đánh đuổi ngoại xâm, giải phóng dân tộc. Rõ ràng, đây mới là cái đích của phong trào vươn tới”.
Vào khoảng năm 1907 ông và Quách Hợp, Đinh Công Nghiêm gia nhập phường hội do Đinh Siêu Quần tổ chức, được Ông ích Bình-còn gọi là Ấm Bình giao nhiệm vụ xây dựng lực lượng nghĩa binh trong đồng bào Mường tại các châu Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn để sẵn sàng phối hợp với Yên Thế khi đại sự nổ ra, phối hợp với Đinh Công Nghiêm lập ở vùng Rừng Ngang (Hoành Lâm) một cơ sở hậu cần và trú quân.
Đúng vào lúc đó, tại Mông Hóa xảy ra sự kiện viên Quan Lang Đinh Công Nhung trắng trợn cướp 8 mẫu đất công và ra sức nhũng nhiễu dân chúng. Đến tháng 3-1907, Nguyễn Văn Kiêm đứng đơn gửi Thống sứ Bắc Kỳ, toàn quyền Đông Dương tố cáo sự cướp đoạt trắng trợn của Đinh Công Nhung và tuyên bố không thừa nhận điạ vị của hắn bằng những lời lẽ đanh thép "Tại ông Chánh Quan Lang Đinh Công Nhung ăn hết đất của chúng tôi, mà lại nhũng nhiễu dân tình lắm lắm, chúng tôi thiết tưởng công việc nhà nước đã nhiều, lại công việc nhà ông ấy, thời dân sự chúng tôi một cổ hai chòng, nên chúng tôi phải giả ông ấy lại cho nhà nước”. Tháng 6 năm 1907, Đinh Công Nghiêm đã hướng dẫn dân làng kéo lên Tòa Công sứ Hòa Bình yêu cầu bãi miễn viên Quan Lang này nhưng không đem lại kết quả.
Được nhà cầm quyền Pháp che chở, không xử phạt nên Đinh Công Nhung càng ngạo nghễ và hung hãn quay lại khủng bố dân làng, tìm bắt Phó tổng Nguyễn Kiêm, Nguyễn Đình Nguyên-lúc này đang là lý trưởng Mông Hóa, người luôn sát cánh với dân làng. Không bắt được hai người, viên Chánh Quan Lang sai "bắt người nhà, đầy tớ, trâu ngựa" của họ, trong đó có cả phụ thân của Lý trưởng Mông Hóa trói vào bè cho trôi sông đến chết.
Sự khủng bố trả thù của Đinh Công Nhung đã thổi bùng ngọn lừa căm giận đối với nhân dân địa phương. Đúng vào lúc ấy, căn cứ Yên Thế bị quân Pháp tấn công dữ dội đang cần các nơi chia lửa. Cả Huỳnh, Cả Dinh được lệnh mở mặt trận mới ở Phúc Yên. Trước tình hình đó, Nguyễn Kiêm-thường được dân chúng gọi là Tổng Kiêm cùng với Nguyễn Đình Nguyên tức Đốc Bang phát động dân chúng đứng dậy khởi nghĩa, Tổng Kiêm-Đốc Bang tìm cách móc nối với thủ lĩnh Nguyễn Đạt ở Hà Nam, thủ lĩnh Nguyễn Xuân Sơn ở Bắc Ninh phô trương thanh thế để hướng sự chú ý của kẻ thù ra khỏi Yên Thế, tạo thời cơ cho Đề Thám thoát khỏi thế bao vây.
Sự xuất hiện của lực lượng vũ trang dưới sự chỉ huy của Tổng Kiêm - Đốc Bang tại Mông Hóa, châu Kỳ Sơn chính là để nhằm lôi kéo sự chú ý, chia sẻ lực lượng, khiến cho mũi nhọn của kẻ địch đi chệch hướng nhằm chia lửa với chiến trường Yên Thế. Khởi nghĩa này nằm trong một sự trù hoạch đã có từ trước, hoàn toàn không đơn độc bởi cùng lúc với sự xuất hiện lực lượng vũ trang do Nguyễn Đạt ở Hà Nam, Nguyễn Xuân Sơn ở Bắc Ninh, Ba Biều và Cả Dinh ở Phúc Yên và Đề Thám rời Yên Thế đang có mặt Lương Sơn.
Mâu thuẫn về tranh giành ruộng đất và quyền lực chỉ là nguyên cớ. Ngay trong khẩu hiệu - tức là mục tiêu “Nam Sơn Hoàng Bà, khởi nghĩa Bình Tây, độc lập Chính phủ” đã khẳng định rõ cái đích cuối cùng của phong trào là đấu tranh võ trang và giải phóng dân tộc, đánh đuổi ngoại xâm chứ không hề đề cập tới việc giành lại các quyền lợi nhỏ nhoi xảy ra ở địa phương và quan trọng hơn cả, suốt trong thời gian cuộc khởi nghĩa tồn tại, đối tượng chính đều là lực lượng quân sự của kẻ thù. Không thấy có cuộc trả thù nào xảy ra trong nội bộ dân chúng cũng như quan lại người bản địa ở địa phương.
Như vậy, Cuộc khởi nghĩa năm 1909 - 1910 của nghĩa quân Tổng Kiêm - Đốc Bang tại tổng Mông Hóa, châu Kỳ Sơn diễn ra về không gian trải rộng liên tỉnh, liên vùng kết nối với cuộc khởi nghĩa Yên Thế và các thủ lĩnh yêu nước ở các vùng đồng bằng trong khu vực đã được sử sách ghi nhận, để lại dấu ấn như một vết son chói lọi trong lịch sử tỉnh Hòa Bình và lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc.
Cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới sự lãnh đạo của Tổng Kiêm - Đốc Bang chính là cánh tay nối dài của phong trào Yên Thế, chia lửa chi viện kịp thời để giải vây cho nghĩa quân Yên Thế khi đang gặp tình thế nguy hiểm bị quân Pháp bao vây tấn công. Khẳng định cuộc khởi nghĩa nhằm mục đích cuối cùng là đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khởi bờ cõi; Tuy khát vọng chưa thành hiện thực, nhưng tấm gương vì nghiệp lớn, sẵn sàng xả thân của Tổng Kiêm - Đốc Bang và nghĩa quân Bình Tây vẫn muôn đời tỏa sáng.
 
{{TOCright}}
==Sửa chính tả==
Phần Bài viết chọn lọc: 2.868.782 triệu cư dân --> 2.868.782 dân :)) [[Thành viên:Think888|Think888]] ([[Thảo luận Thành viên:Think888|thảo luận]]) 07:39, ngày 19 tháng 4 năm 2019 (UTC)
Quay lại trang “Trang Chính”.