Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiền điện tử”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sửa lỗi chính tả.
Bổ sung sử dụng, ưu và nhược điểm, quy định pháp luật Việt Nam
Dòng 45:
Tiền điện tử được xây dựng dựa trên những thuật toán phức tạp, trong đó cho phép các giao dịch được thực hiện trực tiếp giữa người gửi và người nhận mà không cần có sự kiểm soát của Chính phủ, ngân hàng hay các [[tổ chức tài chính]] (TCTC) mà vẫn đảm bảo tính an toàn và chính xác của giao dịch.
 
Có thể nói, sự ra đời của tiền điện tử đã đánh dấu bước ngoặc lịch sử về hình thức thanh toán điện tử. <ref name=":1">{{Chú thích web|url=http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/kinh-nghiem-quan-ly-tien-dien-tu-ky-thuat-so-318148.html|tựa đề=Kinh nghiệm quản lý tiền điện tử kỹ thuật số|tác giả=|họ=|tên=|ngày=|website=|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref>{{tham khảo|2}}
 
== Sử dụng tiền điện tử ==
Tiền điện tử là vô hình và chỉ có thể được sở hữu và giao dịch bằng cách sử dụng máy tính hoặc ví điện tử được kết nối với Internet hoặc các mạng được chỉ định.
 
Giống như bất kỳ loại tiền tệ tiêu chuẩn nào, tiền điện tử có thể được sử dụng để mua hàng hóa cũng như thanh toán dịch vụ, mặc dù chúng cũng bị sử dụng hạn chế trong một số [[cộng đồng trực tuyến]] nhất định, như các trang web trò chơi, cổng đánh bạc hoặc mạng xã hội. <ref>{{Chú thích web|url=https://www.investopedia.com/terms/d/digital-currency.asp|tựa đề=Digital Currency|tác giả=|họ=|tên=|ngày=|website=|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref>
 
Tiền điện tử có tất cả các thuộc tính nội tại như tiền vật lý (tiền giấy, tiền xu) và chúng cho phép các giao dịch tức thời có thể được thực hiện liền mạch để thực hiện thanh toán qua biên giới khi được kết nối với các thiết bị và mạng được hỗ trợ.
 
Tiền điện tử còn có thể được mua và bán trên các [[sàn giao dịch]] mở, được gọi là các sàn giao dịch tiền điện tử hoặc sàn giao dịch tiền mã hóa. Một sàn giao dịch mở cũng tương tự như một [[thị trường chứng khoán]].<ref>{{Chú thích web|url=https://www.investopedia.com/terms/d/digital-currency-exchanger-dce.asp|tựa đề=Digital Currency Exchanger (DCE)|tác giả=|họ=|tên=|ngày=|website=|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref>
 
Tuy nhiên, nhiều loại tiền điện tử hiện tại chưa thấy sử dụng rộng rãi và có thể không dễ dàng sử dụng hoặc trao đổi. Các ngân hàng thường không chấp nhận hoặc cung cấp dịch vụ cho chúng.
 
== Ưu điểm và nhược điểm của tiền điện tử ==
 
=== Ưu điểm ===
 
* Phí giao dịch thấp: phí giao dịch của nhiều loại tiền điện tử hiện nay là không có phí hoặc là mức phí giao dịch rất nhỏ.<ref name=":1" /> <ref name=":2">{{Chú thích web|url=https://www.bizjournals.com/bizjournals/how-to/growth-strategies/2017/06/7-benefits-of-using-digital-currencies.html|tựa đề=7 benefits of using digital currencies|tác giả=|họ=|tên=|ngày=|website=|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref>
* An toàn hơn cho người sử dụng: Các giao dịch tiền điện tử được xác minh là an toàn, không thể đảo ngược và không chứa thông tin nhạy cảm của khách hàng. Các doanh nghiệp (DN) không cần phải lo ngại về tình trạng gian lận, không cần phải biết quá nhiều thông tin về  khách hàng và đặc biệt là không cần phải dựa vào bên thứ 3 để thực hiện giao dịch mua bán như [[thẻ tín dụng]]. <ref name=":1" />
* Thuận tiện trong giao dịch, tự do thanh toán: khi sử dụng tiền điện tử thì mọi người có thể gửi và nhận tiền ngay lập tức và có thể gửi với số tiền không bị giới hạn.
* Tính minh bạch cao: sử dụng công nghệ [[Blockchain]], vì vậy các thông tin liên quan đến nguồn cung tiền điện tử đều có sẵn trên chuỗi khối cho bất cứ ai muốn xác minh và sử dụng đều có thể theo dõi.<ref name=":1" />
* Có tiềm năng phát triển [[thương mại điện tử]]: trong các giao dịch điện tử người ta đang có xu hướng thanh toán trực tuyến và việc sử dụng tiền điện tử sẽ được coi là tiềm năng để chúng ta có thể phát triển thương mại điện tử trong tương lai. <ref>{{Chú thích web|url=https://voxeu.org/article/benefits-global-digital-currency|tựa đề=The benefits of a global digital currency|tác giả=|họ=|tên=|ngày=|website=|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref>
 
=== Nhược điểm ===
 
* Mức độ chấp nhận còn thấp <ref name=":1" /> <ref name=":2" />: một số lý do dẫn đến việc này là:
** Nhiều người vẫn còn quen với việc sử dụng đồng tiền của quốc gia họ
** Doanh nghiệp e dè và lo sợ về sự thay đổi giá trị của tiền điện tử sau khoảng thời gian dài xuất hiện của nó.
** Tại một số quốc gia, tiền điện tử còn ở trạng thái bất hợp pháp
* Lỗi giao dịch: Vì hệ thống hoạt động của tiền điện tử là các phương trình [[số hóa]] nên không có gì đảm bảo rằng nó sẽ luôn chính xác 100%, một vài giao dịch sẽ bị lỗi trong quá trình hoạt động khi hệ thống không ổn định, hoặc do sai sót từ phía con người sẽ dẫn đến những lỗi giao dịch không mong muốn khi sử dụng tiền điện tử.<ref name=":1" /> <ref name=":2" />
* Thay đổi về giá trị: Những thay đổi về giá trị của tiền điện tử làm cho nó trở thành một canh bạc - nghĩa là bạn sẽ không biết được nó sẽ thay đổi ra sao và rất khó để dự báo giá trị của tiền điện tử tăng hay giảm trong tương lai. Điều này dẫn đến nhiều rủi ro cho con người khi đang nắm giữ tiền điện tử.<ref name=":2" />
* Có thể bị tác động bởi hệ thống an ninh mạng: vì tiền điện tử chủ yếu hoạt động trên các thiết bị điện tử, do đó người nắm giữ tiền điện tử có thể bị mất tiền nếu [[Ổ đĩa cứng|ổ cứng]] bị lỗi, dữ liệu bị virus, các tập tin bị mất… không có cách nào khôi phục được. <ref name=":1" /> <ref name=":2" />
* Sự an toàn của hệ thống: Có thể trở thành công cụ của [[Hacker (an ninh máy tính)|hacker]], tội phạm [[rửa tiền]] bởi các hệ thống giao dịch không được kiểm soát.<ref name=":1" />
 
== Quy định pháp luật Việt Nam về tiền điện tử ==
Hiện tại, tính hợp pháp của tiền điện tử vẫn còn đang là vấn đề cần cân nhắc và suy xét.<ref>{{Chú thích web|url=https://www.perkinscoie.com/en/news-insights/digital-currencies-international-actions-and-regulations.html|tựa đề=Digital Currencies: International Actions and Regulations|tác giả=|họ=|tên=|ngày=|website=|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref> <ref>{{Chú thích web|url=https://www.loc.gov/law/help/cryptocurrency/world-survey.php|tựa đề=Regulation of Cryptocurrency Around the World|tác giả=|họ=|tên=|ngày=|website=|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref>
 
Xét về bản chất, tiền điện tử tại Việt Nam là giá trị tiền tệ lưu trữ trên các phương tiện điện tử <ref name=":3">{{Chú thích web|url=http://baodansinh.vn/de-xuat-quy-dinh-ve-tien-dien-tu-nham-loai-tru-cac-the-loai-tien-ao-20191112202357048.htm|tựa đề=Đề xuất quy định về tiền điện tử nhằm loại trừ các thể loại tiền ảo|tác giả=|họ=|tên=|ngày=|website=|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref> và được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức là ví điện tử (do Ngân hàng nhà nước và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (TGTT) cung ứng) và thẻ trả trước (do Ngân hàng cung ứng)<ref>{{Chú thích web|url=http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/tien-te-bao-hiem/2019-11-24/xay-dung-co-che-phap-ly-toan-dien-ve-tien-dien-tu-79376.aspx|tựa đề=Xây dựng cơ chế pháp lý toàn diện về tiền điện tử|tác giả=|họ=|tên=|ngày=|website=|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref> và ví di động <ref name=":3" />
 
Quy định tiền điện tử nhằm phát triển các sản phẩm thanh toán cung cấp dưới dạng tiền điện tử và tạo điều kiện thuận lợi phát triển thương mại điện tử, loại trừ các thể loại tiền ảo, các công cụ sử dụng như phương tiện thanh toán mà không chịu sự quản lý của cơ quan quản lý… <ref>{{Chú thích web|url=https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/se-co-quy-dinh-ve-tien-dien-tu-1146013.html|tựa đề=Sẽ có quy định về tiền điện tử|tác giả=|họ=|tên=|ngày=|website=|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref>
 
Theo quy định của Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 thì tiền ảo không phải là một loại tài sản và theo quy định của pháp luật tín dụng – ngân hàng thì tiền ảo không phải là một loại tiền và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.<ref name=":4">{{Chú thích web|url=https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2507|tựa đề=Hoàn thiện khung pháp lý về tiền ảo trong thời đại công nghiệp 4.0|tác giả=|họ=|tên=|ngày=|website=|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref>
 
Theo thông báo từ [[Ngân hàng Nhà nước Việt Nam]], kể từ ngày 1/1/2018, việc phát hành, cung ứng, sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo khác làm phương tiện thanh toán là không hợp pháp và bị cấm tại Việt Nam.<ref name=":5">{{Chú thích web|url=https://luatminhkhue.vn/quy-dinh-moi-ve-cam-phat-hanh--cung-ung-va-su-dung-tien-ao--bitcoin.aspx|tựa đề=Năm 2020, Cấm phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo bitcoin|tác giả=|họ=|tên=|ngày=|website=|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref>
 
Theo đó, kể từ ngày 1/1/2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 206 Bộ [[Luật dân sự|luật Dân sự]] năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017).<ref name=":5" /> Bên cạnh đó, việc sử dụng các giao dịch liên quan đến tiền ảo nhằm mục đích rửa tiền còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về “Tội rửa tiền” quy định tại Điều 324 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.<ref name=":4" />
 
Tuy nhiên, quy định không đề cập tới việc mua/bán Bitcoin trên các sàn giao dịch quốc tế, cũng như việc sở hữu tài sản Bitcoin của mỗi cá nhân, tổ chức.
 
== Xem thêm ==
[[Tiền điện tử của ngân hàng trung ương]]
 
[[Blockchain]]
 
[[Thanh toán điện tử]]
 
[[Ví điện tử]]
 
[[Tiền mã hóa]]
 
[[Bitcoin]]
 
== Tham khảo ==
{{tham khảo|2}}
 
[[Thể loại:Công nghệ thông tin]]