Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hệ thống đơn đảng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sửa câu chữ
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n Đã lùi lại sửa đổi của 123.24.67.7 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của NhatMinh1701
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 5:
'''Quốc gia đơn đảng''' hay '''hệ thống độc đảng''' hay '''hệ thống đơn đảng''' hay '''chế độ đảng trị''' là hình thức [[chính phủ|chính quyền]] có [[hệ thống đảng]] do một [[đảng phái chính trị|đảng chính trị]] thành lập chính quyền và không cho các đảng khác được phép đưa ứng cử viên của mình ra [[bầu cử|tranh cử]]. Thỉnh thoảng cụm từ "Nhà nước đơn đảng không được chính thức thiết lập" (''de facto single-party state'') được dùng cho hệ thống [[đảng thống trị]] để chỉ nơi luật hay việc làm bất bình đẳng để ngăn chặn các đảng đối lập nắm chính quyền. Một số nước đơn đảng chỉ đặt các đảng đối lập, các đảng liên minh dưới quyền ngoài vòng pháp luật và tồn tại như một phần của [[mặt trận tổ quốc]]. Tùy theo mức độ kiểm soát người dân, người ta chia nó ra làm chế độ hỗn hợp, [[chính thể đầu sỏ]], [[chế độ quân phiệt]], [[chế độ quân chủ]]...
 
Không nên lẫn lộn hệ thống đơn đảng khác với nền [[dân chủ không đảng phái]], nơi cấm tất cả các đảng hoạt động. Ngoài ra, một số quốc gia đơn đảng có thể cho phép các thành viên không đảng phái điều hành các ghế lập pháp như trường hợp [[phong trào Đảng Ngoại]] của [[Đài Loan]] vào những thập niên 1970 và 1980.
 
Trong hầu hết các trường hợp, các quốc gia đơn đảng đã phát triển từ tư tưởng [[chủ nghĩa phát xít]], [[chủ nghĩa xã hội|Xã hội chủ nghĩa]], hoặc [[chủ nghĩa dân tộc]], đặc biệt trong quá trình giành độc lập từ sự cai trị của [[chủ nghĩa thực dân|thực dân]]. Hệ thống đơn đảng thường xuất phát từ quá trình [[phi thực dân hóa]], vì đảng ấy đã có vai trò lãnh đạo trong các cuộc đấu tranh giải phóng hay giành độc lập.