Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cách mạng Tháng Mười”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n từ vựng, replaced: dành được → giành được (2) using AWB
Dòng 74:
Sáng ngày [[25 tháng 10]], với danh nghĩa bộ chỉ huy tối cao, Kerensky đến bộ tổng tham mưu ra lệnh cho các [[trung đoàn Cozak sông Đông]] số 1, 4, 14 đến tiếp ứng. Nhưng các đơn vị này đã ngầm ủng hộ quân cách mạng, họ lấy lý do là [[kỵ binh|kị binh]] của họ không có [[bộ binh]] mang [[súng máy]] yểm trợ nên không thi hành mệnh lệnh. Các đơn vị ở [[Sankt-Peterburg|Petrograd]] cũng từ chối tiếp viện. Kerensky nghe tin thì biết quân đội đã quay sang ủng hộ đối phương, ông liền báo tin cho Chính phủ lâm thời biết lực lượng còn rất ít, sau đó viện lý do đến gặp các đơn vị, Kerensky đã lợi dụng xe của [[phái bộ ngoại giao|đại sứ quán]] [[Hoa Kỳ]] để trốn khỏi thành phố. Tất cả các sĩ quan cao cấp cũng bỏ về nhà riêng, chỉ còn các bộ trưởng ở lại Cung điện Mùa Đông.
 
Kế hoạch tấn công Cung điện Mùa Đông được ấn định vào rạng sáng ngày 25 tháng 10. Đến 7 giờ sáng, đợt tấn công thứ nhất bắt đầu. Các vòng đai dần khép lại nhưng các cuộc tấn công quá chậm và phải dùng xe hơi chuyển mệnh lệnh. 3 giờ chiều, đại bác được chĩa thẳng vào [[Cung điện Mùa đông|Cung điện Mùa Đông]]. Các chiến sĩ [[Hồng quân|Cận vệ đỏ]] đứng sau những chướng ngại vật hoặc làm nhiệm vụ tuần tiễu chờ lệnh phát hỏa. Các đội tuần tra quan sát theo dõi mọi hoạt động của quân đội chính phủ.
 
Đến 6 giờ chiều, cung điện đã bị vây chặt, các chiến sĩ [[Hồng quân|Cận vệ đỏ]] và các thủy thủ ủng hộ Cách mạng tiến sát đến cung điện và chiếm lấy tất cả những góc đường và các mái nhà ở bến tàu cạnh bộ Hải quân và cung điện. Các binh lính bảo vệ cung điện thì dựng chướng ngại vật chặn cổng ra vào Cung điện Mùa Đông, lập sẵn các vị trí đặt súng trường và súng máy để phòng thủ.
Dòng 101:
Đó là những nguyên tắc pháp lý quan trọng về vấn đề dân tộc. Nhà nước Xô viết đã tán thành quyền tách ra độc lập của Phần Lan, Ba Lan, xóa bỏ mọi hiệp ước bất bình đẳng của Chính phủ Nga hoàng trước đây đối với Thổ Nhĩ Kì, Ba Tư (Iran) và các nước khác.
 
Không lâu sau khi cách mạng Tháng Mười Nga giành được thắng lợi, cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến toàn Nga được tổ chức vào ngày 25 tháng 11 năm 1917. Khoảng 47 triệu cử tri Nga đã tham gia bỏ phiếu trong cuộc cuộc bầu cử lớn nhất trong lịch sử nước Nga tính đến thời điểm đó. Lenin tin chắc rằng Đảng Bolshevik của ông có thể dễ dàng giành thắng lợi trong cuộc bầu cử này, thế nhưng kết quả là ngược lại: Đảng Xã hội chủ nghĩa cách mạng (SR) mới là đảng nhận được số phiếu bầu cao nhất (40,3% tổng số phiếu), qua đó dànhgiành được 324 ghế trong Quốc hội. Đảng Bolshevik xếp ở vị trí thứ hai với 23,29% số phiếu bầu, qua đó chỉ dànhgiành được 183 ghế trong Quốc hội<ref>http://www.ijors.net/issue6_2_2017/pdf/__www.ijors.net_issue6_2_2017_article_2_francis.pdf</ref> Trong cuốn sách ''Lenin'' xuất bản năm 1948, tác giả David Shub cho rằng: "''Nhân dân Nga, trong cuộc bầu cử tự do lớn nhất trong lịch sử của họ, đã bỏ phiếu cho những người chủ nghĩa xã hội dân chủ ôn hòa chống lại giai cấp tư sản và chống lại cả Lenin''" <ref>[http://abelo.zlibcdn.com/dtoken/07809136d0d490154883ca7ab664cd01/Lenin_by_David_Shub)_3596172_(z-lib.org).pdf David Shub, ''Lenin'' (1948), trang 385] Trích đoạn (bằng tiếng Ý): ''II popolo russo avera votato, nelle elezizoni più libere che la sua storia ricordi, per un socialismo democratico moderato contro Lenin e contro la borghesia''</ref> Đảng Bolshevik chiếm được đa số phiếu của tầng lớp binh sỹ và cư dân thành thị, những nơi mà hoạt động và cương lĩnh của Đảng được biết tới rộng rãi, nhưng nông dân (chiếm 80% dân số Nga) thì phần lớn bỏ phiếu cho Đảng Xã hội chủ nghĩa cách mạng bởi đảng này đã hoạt động từ năm 1900 và có nhiều đại biểu là quan chức địa phương, trong khi Đảng Bolshevik mới thành lập nên chưa được biết tới ở phần lớn các vùng nông thôn<ref>Sheila Fitzpatrick, 2008. Cách mạng Nga. OUP Oxford. trang 66-67.ISBN 980-0-19-923767-8</ref>
 
Đảng Bolshevik cho rằng việc thành lập Quốc hội lập hiến là không hợp pháp khi mà danh sách ứng cử của Đảng Xã hội chủ nghĩa cách mạng đã được lập ra vào tháng 10/1917, nhưng các thành viên cánh tả của Đảng này (vốn ủng hộ liên minh với Đảng Bolshevik) đã tách ra thành một đảng riêng biệt ngay sau cuộc bầu cử với tên gọi [[Đảng Xã hội chủ nghĩa cách mạng cánh tả]]. Do sự nhập nhằng này, Đảng Xã hội chủ nghĩa cách mạng đã chiếm được luôn những phiếu bầu cho các đại biểu cánh tả trong đảng, vốn đã tách ra và không còn ở chung đảng với họ nữa<ref>Sheila Fitzpatrick, Cuộc cách mạng Nga , Oxford: Nhà XB Đại học Oxford (2008), tr. 66</ref> Đảng Xã hội chủ nghĩa cách mạng cánh tả gồm những thành viên có tầm ảnh hưởng mạnh, và nếu ứng cử với tư cách là một đảng riêng thì liên minh giữa họ và Đảng Bolshevik chắc chắn sẽ giành được đa số phiếu.<ref name=Smith2017>{{cite book|author=Stephen Anthony Smith|title=Russia in Revolution: An Empire in Crisis, 1890 to 1928|url=https://books.google.com/books?id=_4SuDQAAQBAJ|year=2017|publisher=Oxford University Press|isbn=978-0-19-873482-6|page=155}}</ref> Vì thực tế này, Lenin đề nghị thực hiện cuộc bầu cử mới nhằm thể hiện tốt hơn ý chí hiện tại của người dân, nhưng bị Đảng Xã hội chủ nghĩa cách mạng từ chối<ref>Christopher Read, Lenin: Một cuộc đời cách mạng , Abingdon: Routledge 2005, trang 192</ref>
Dòng 111:
Ngày 10/1/1918, Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ III đã khai mạc. Đại hội quyết định hợp nhất các Xô viết đại biểu nông dân với Xô viết đại biểu công nhân và binh lính, thông qua bản ''"Tuyên ngôn về quyền lợi của nhân dân lao động và bị bóc lột"''. Tuyên ngôn đã trở thành cơ sở cho bản Hiến pháp đầu tiên của nước Nga Xô viết, được thông qua vào tháng 7-1918. Đại hội đã thông qua quyết định lịch sử cải tổ nước Cộng hòa Xô viết Nga thành [[Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga|Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga]], trên cơ sở liên minh tự nguyện giữa các dân tộc ở nước Nga.
 
Lênin chủ trương đàm phán hòa bình để rút khỏi [[Chiến tranh thế giới thứ nhất]]. Lênin đã thay mặt Đảng Bolshevik Nga công bố “Sắc lệnh về hòa bình” của Nhà nước Xô-viết, trong đó lên án mọi chính sách bạo lực cường quyền, phản đối chiến tranh xâm lược, bảo vệ hòa bình và quyền bình đẳng, quyền tự quyết định vận mệnh của các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Ông kêu gọi chính phủ tất cả các bên tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất phải đình chiến và tiến hành những cuộc thương lượng, đàm phán hòa bình để “ký kết một hòa ước hòa bình ngay lập tức” mà không cưỡng bức, không thôn tính, không xâm chiếm đất đai của nhau. Lênin nêu rõ: ''“Chiến tranh là một tội ác lớn nhất đối với nhân loại... Chúng ta đấu tranh chống sự dối trá của các chính phủ, trên lời nói thì tất cả đều nói về hòa bình, về công lý, nhưng trong việc làm lại tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược và cướp bóc...”''. Lần đầu tiên chiến tranh xâm lược của [[chủ nghĩa đế quốc]] bị lên án, bị coi là tội ác lớn nhất chống lại nhân loại.<ref name=qdnd>[http://www.qdnd.vn/thoi-su-quoc-te/su-kien/sac-lenh-ve-hoa-binh-cua-v-i-lenin-cuong-linh-hoa-binh-dau-tien-cua-nhan-loai-536944 “Sắc lệnh về hòa bình” của V.I.Lênin - Cương lĩnh hòa bình đầu tiên của nhân loại]</ref>
 
Các nước đang tham gia Thế chiến I đã phản đối kịch liệt “Sắc lệnh về hòa bình” của Lênin và liên kết can thiệp bằng vũ trang nhằm xóa bỏ Nhà nước Xô-viết<ref name=qdnd /> Đầu năm 1918, quân đội [[Đế quốc Đức]] tấn công mãnh liệt, chiếm nhiều vùng lãnh thổ và áp sát thủ đô Petrograd của Nga.
 
Ngày [[3 tháng 3]] năm [[1918]], nước [[Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga|Nga Xô viết]] chấp nhận ký [[Hòa ước Brest-Litovsk]] với các nước phe [[Liên minh Trung tâm]], chính thức rút khỏi [[Chiến tranh thế giới thứ nhất]]. Cuộc chiến tranh đẫm máu do Sa hoàng phát động đã khiến hơn 2 triệu binh sĩ Nga tử trận và gần 5 triệu người bị thương, đến đây là kết thúc. Theo hòa ước, Đức và Áo-Hung đã chiếm của Nga một phần lãnh thổ bao gồm 1/4 dân số của Đế quốc Nga cũ cùng với 9/10 mỏ than trong cả nước, đồng thời gây ra một sự chia rẽ sâu sắc tại nước Nga, ngay cả trong nội bộ của đảng Bolshevik. Đảng Xã hội chủ nghĩa Cách mạng cánh tả cũng tuyên bố ngừng hợp tác với Đảng Bolshevik sau khi hòa ước này được thông qua. Sau này khi đánh giá về bản Hòa ước Brest-Litovsk, Tổng thống Nga [[Vladimir Putin]] đã chỉ trích việc ký kết hòa ước này là "phản quốc" vì khiến Nga thất bại và phải cắt một phần lãnh thổ rất lớn cho Đế quốc Đức mặc dù chính Đức cũng đang đứng trước nguy cơ thua cuộc vào lúc đó<ref>[https://www.rt.com/russia/putin-accuses-bolsheviks-treason-877/ Putin accuses Bolsheviks of treason]</ref> Đây được xem là thời điểm tệ nhất của lịch sử Nga trong vòng 200 năm, song với một đất nước đã bị tàn phá kiệt quệ và quân Đức đang giành ưu thế áp đảo thì Lenin không còn cách nào khác ngoài việc chấp nhận những điều khoản bất lợi của hiệp ước này<ref name=laue738>{{chú thích sách|tác giả=Marvin Perry, Myrna Chase, Margaret Jacob, James R. Jacob, Theodore H. Von Laue|tiêu đề=Western Civilization: Ideas, Politics, and Society: From the 1600s|volume=2|trang=738-739}}</ref> Ngoài ra, việc nhân nhượng Đức cũng nằm trong dự tính của Lenin, rằng đế quốc Đức sẽ sớm sụp đổ trong Thế chiến 1, hòa ước ký kết do đó sẽ trở nên vô hiệu, nước Nga sẽ không cần phải cắt lãnh thổ và bồi thường chiến phí nữa. Nhận định này là chính xác khi nước Đức đã bại trận chỉ 8 tháng sau đó<ref>https://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/cuoc-chien-17-trieu-nguoi-thiet-mang-khien-de-quoc-nga-sup-do-c415a993084.html</ref>
 
Theo sư ủy nhiệm của Trung ương Đảng, tháng 4-1918, Lenin viết tác phẩm ''"Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xô viết"''. Trong tác phẩm này, Lenin kêu gọi cần ''"tổ chức thật chặt chẽ sự kiểm soát và kiểm soát của toàn dân đối với sản xuất và phân phối sản phẩm"'', củng cố kỉ luật lao động, lôi kéo các chuyên gia tư sản, sử dụng những thành tựu mới nhất của khoa học và kĩ thuật.
Dòng 140:
Trên phạm vi thế giới, Cách mạng Tháng Mười là một trong những sự kiện có ảnh hưởng lớn nhất trong [[thế kỷ 20]]. Nó đánh dấu việc ra đời của [[Liên Xô|Nhà nước Liên Xô]], một nhà nước ủng hộ phong trào cộng sản và công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước [[thuộc địa]]. Liên Xô đã thúc đẩy chủ nghĩa cộng sản lan rộng ra toàn thế giới buộc các nước phương Tây phải cải cách nền kinh tế - chính trị - xã hội của mình để thích nghi với hoàn cảnh mới. Cuộc cách mạng cũng tác động lớn đến các thuộc địa. Vào thời bấy giờ, hầu hết các nước châu Á, châu Phi đều bị các nước thực dân phương Tây xâm chiếm và biến thành thuộc địa. Trong suốt hàng trăm năm, các phong trào đòi độc lập ở các nước này đều bị dập tắt do trang bị thô sơ, lại không có lực lượng quốc tế nào ủng hộ. Sau khi ra đời, [[Liên Xô]] đã hỗ trợ rất nhiều về vật chất và ngoại giao để giúp các nước này giành độc lập. [[Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949)|Trung Hoa Dân quốc]] tiến hành Bắc phạt, kiểm soát chính quyền trung ương và phát triển nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô trong khi các nước phương Tây đang cướp bóc và xâm chiếm lãnh thổ Trung Quốc đều từ chối giúp đỡ Tôn Trung Sơn. Nhiều nước khác ở [[châu Á]], [[châu Phi]] và khu vực [[Mỹ Latinh|Mỹ Latin]] được sự hỗ trợ chính trị và viện trợ kinh tế - quân sự của Liên Xô đã vùng lên đấu tranh đánh đổ ách thống trị của [[chủ nghĩa thực dân]]. Đến những năm 1970 thì hệ thống thuộc địa của thực dân phương Tây đã bị tan rã sau 300 năm tồn tại.
 
Năm [[1927]], trong cuốn sách sách giáo khoa lý luận chính trị đầu tiên của cách mạng Việt Nam<ref>[http://www.anninhthudo.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=8536&ChannelID=3 Tác phẩm "Đường Kách mệnh" vẫn còn nguyên giá trị thời sự]</ref> – ''[[Đường kách mệnh|]]''Đường kách mệnh'']], nhà cách mạng [[Việt Nam]] [[Hồ Chí Minh|Nguyễn Ái Quốc]] ([[1890]]–[[1969]]) giới thiệu tính chất và kinh nghiệm những cuộc cách mạng đã diễn ra trong [[lịch sử thế giới]]. Đặc biệt, đối với cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, ông coi đó là con đường giải phóng cho dân tộc khỏi ách thực dân:
 
:''Chỉ có đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười - con đường duy nhất đúng đắn - Cách mạng Việt Nam mới giành được độc lập, tự do thực sự... Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải lấy dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất.''<ref name="skhcndongthap"/>