Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Văn Xương đế quân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 15:
Đạo Tạng Tập Yếu thu thập quyển Văn Xương Đế Quân Bản Truyện viết vào những năm Sùng Đức (1636–1648) [[nhà Thanh|đời Thanh]] (1644–1911). Trong đó ghi rằng:
 
"''Văn Xương Đế Quân họ là Trương, húy là Thiện Huân, có những kỉ thần tích linh dị, phàm nhương tai khử họa đảo vũ cầu tự, hễ có thành tâm tất có ứng nghiệm, có thể trấn phục yêu ma tảo trừ dịch bệnh. Ngài được gọi là Văn Chương Tư Mệnh vì các giới quý tiện văn vũ y bốc sĩ nông công thương hễ có lòng mong cầu công danh đều trông cậy vào ngài. Ngài cư ngụ nơi cung Văn Xương nơi chòm sao Tử Vi, thường giáng cơ viết kinh, hiển mộng báo tin, phân thân ứng hóa, cứu độ nhân sinh.''"
 
Trong một bài Văn Âm Nổi Tiếng của Văn Xương Đế Quân được ghi chép trong "An Lạc Bất Động Thư" có viết:
"''Trong một kiếp ngài sinh ra trong nhà họ Diệp của Triều Tây Tấn, là con trai trưởng của phủ Vĩnh Ninh Hầu. Phủ Vĩnh Ninh Hầu có truyền thống võ thuật, các thế hệ đều trở thành võ tướng hy sinh anh dũng trên chiến trường. Từ nhỏ ngài đã xuất xắc, tìm tòi học hỏi, ham mê đọc sách bộc lộ thiên chất văn chương nhưng bởi vì cơ nghiệp của gia tộc nên từ nhỏ đã phải theo cha ra chiến trường, từ khi sinh ra đã gánh vác trọng trách của trai trưởng hướng định trở thành võ tướng chứ không phải một Văn Thần Nhân Tài Kiệt. Diệp Tướng Quân ngoại hình tuấn tú, văn võ song toàn, phẩm hạnh hơn người. Ngài kế thừa tước vị khi chỉ mới mười bảy tuổi sau khi phụ thân hy sinh nơi sa trường. Dẫu trong thân phận võ tướng nhưng ngài tài trí đa mưu, thân mang trọng trách gánh nước giúp vua phúc phận cho xã tắc. Ngài sống trên đất hai mươi bốn năm thì tạ thế, hết kiếp ấy, ngài về trời. Ngọc Đế thấy ngài nhiều đời học đạo Nho, chuyên tâm tận ý nghiên cứu tam phần ngũ điển, liền giao phó cho ngài chấp chưởng quản lý sổ bộ của thiên đình ghi chép việc nắm giữ tiên tịch ở Thiên Cung, cũng như sẽ trở thành Đế Quân kế nghiệm.
Sau này, hết thảy mọi việc liên quan đến sĩ tử từ các khoa thi nơi quận huyện, cho đến những việc lớn lao như quy chế thi cử, quan phục, bổng lộc, ngạch trật, phong thưởng… đều phải trình lên ngài, cho đến việc bổ nhiệm hay bãi chức các vị thừa tướng, ngự sử cũng đều do ngài chưởng quản".
 
Trong Tử Đồng Đế Quân Hóa Thư (do Đàm Tiễu viết đầu thế kỷ X) tóm lược 17 kiếp của Văn Xương Đế Quân, nhưng nội dung hết sức hoang đường. Có lẽ sáng tác này của đạo sĩ Đàm Tiễu muốn củng cố và chuyển tín ngưỡng Văn Xương Đế Quân từ một tín ngưỡng dân gian sang tín ngưỡng của Đạo giáo.