Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ăn mòn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Lược bỏ nội dung tôi viết
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 4:
'''Ăn mòn''' là sự phá hủy dần dần các vật liệu (thường là [[kim loại]]) thông qua [[phản ứng hóa học]] hoặc phản ứng điện hóa với [[môi trường]].
 
Theo nghĩa phổ biến nhất, ăn mòn có nghĩa là quá trình [[oxy hóa]] điện hóa học của kim loại trong phản ứng với các [[chất oxy hóa]] như [[oxy]] hoặc muối sulphat. [[Gỉ sắt]] - sự hình thành của các oxit sắt - là một ví dụ nổi tiếng của ăn mòn điện hóa. Đây là loại tổn thương thường tạo ra [[oxit]] hoặc muối của các kim loại ban đầu<ref>{{cite web |title=rust, n.1 and adj. |url=www.oed.com/view/Entry/169112 |website=OED Online |publisher=Oxford University Press |accessdate=7 July 2018 |language=English |date=June 2018 |quote="rust, n.1 and adj." OED Online}}</ref>. Ăn mòn cũng có thể xảy ra trong các vật liệu phi kim loại, chẳng hạn như đồ [[gốm]] hoặc các [[polyme]], nhưng quá trình này thường được gọi là sự "phân hủy" hay "suy giảm vật liệu" (thay cho ăn mòn). Ăn mòn làm giảm các tính chất hữu ích của vật liệu và kết cấu bao gồm độ bền, ngoại quan, và khả năng thấm [[chất lỏng]]/ [[chất khí]].
 
Nhiều [[hợp kim]] bị ăn mòn khi chỉ cần tiếp xúc với hơi ẩm trong [[không khí]], nhưng quá trình này có thể diễn ra mạnh hơn khi tiếp xúc với một số chất nhất định. Ăn mòn có thể xảy ra cục bộ, tạo thành lỗ thủng hoặc vết nứt, hoặc nó có thể xảy ra trên bề mặt rộng hơn. Bởi vì ăn mòn là một quá trình động học khuếch tán, nên nó xảy ra trên bề mặt tiếp xúc. Do vậy, các phương pháp làm giảm tính hoạt hóa của bề mặt tiếp xúc như [[Sự thụ động hóa|thụ động hóa]] và cromat hóa, có thể làm tăng tính kháng ăn mòn của vật liệu. Tuy nhiên, một số cơ chế ăn mòn khó nhận biết và dự đoán hơn bình thường.