Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ăn mòn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Ăn mòn ganvani: cũng có xuất hiện trong 1 số tài liệu
Dòng 13:
 
==Ăn mòn ganvani ==
Ăn mòn ganvani <ref>Sén, T. X. (2006). Ăn mòn và bảo vệ kim loại. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Trang 13.</ref> (tiếng Anh: ''galvanic corrosion''), hay còn gọi là ăn mòn tiếp xúc <ref>Lê Liên, T. H. Ăn mòn và phá hủy vật liệu kim loại trong môi trường khí quyển nhiệt đới Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công Nghệ, 50(6), 795-823.</ref>, ăn mòn ganvanic), xảy ra khi hai [[kim loại]] khác nhau tiếp xúc trực tiếp với nhau hoặc thông qua dòng điện, cùng được nhúng trong một dung dịch [[điện phân]], hoặc khi hai kim loại giống nhau cùng tiếp xúc với dung dịch điện phân có nồng độ khác nhau. Trong một cặp kim loại như vậy, kim loại hoạt động hơn ([[anode]]) bị ăn mòn với tốc độ nhanh và các kim loại ít hoạt động hơn ([[cathode]]) bị ăn mòn với tốc độ chậm. Khi bị nhúng vào các dung dịch điện li khác nhau, thì tốc độ ăn mòn ở mỗi kim loại sẽ khác nhau.
 
Kim loại được chọn sử dụng để bảo vệ ăn mòn thường được xác định bằng cách dựa theo chuỗi kim loại hoạt động. Ví dụ, kẽm thường được sử dụng như một anode hy sinh cho các kết cấu thép. Ăn mòn điện li là mối quan tâm lớn đối với các ngành công nghiệp hàng hải và bất cứ nơi nào có nước (chứa muối) trong đường ống hoặc các kết cấu kim loại.