Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
chỉnh sửa nhỏ về dấu ngoặc
Dòng 2:
Ngày 7 tháng 1 năm 2016 (tức ngày 28 tháng 11 năm Ất Mùi), tại Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, [[UBND]] [[Thành phố Hải Phòng]] đã trọng thể kỷ niệm 430 năm ngày mất của ông và đón nhận bằng xếp hạng [[Di tích quốc gia đặc biệt]] do [[Chính phủ]] trao tặng. Đây là di tích quốc gia đặc biệt thứ hai của [[Hải Phòng]] sau danh lam thắng cảnh [[quần đảo Cát Bà]] được xếp hạng vào năm 2013.<ref>[http://trangtrinhnguyenbinhkhiem.vn/default.aspx?sname=ttnbk&sid=110&pageid=2083&catid=3106&id=6293&catname=Tin-tuc&title=-Den-Trang-Trinh-Nguyen-Binh-Khiem-don-nhan-bang-xep-hang-di-tich-quoc-gia-dac-biet- Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt]</ref>
 
Dưới thời quân chủ của Việt Nam, ông là một trong số rất hiếm văn nhân thuần túy (tức là những người không phải quan tướng nắm binh quyền và chưa từng đích thân cầm quân ra trận) được phong tới tước [[Quốc công]] ngay từ khi còn sống. Sự thật lịch sử này căn cứ vào 3 [[văn bia thời Mạc|tấm văn bia]] do chính ông soạn lúc đã cáo quan về quy ẩn tại quê nhà Trung Am ở độ tuổi ngoài 73 và hiện còn được lưu giữ gần như nguyên vẹn tại 2 huyện Quỳnh Phụ và Thái Thụy của [[tỉnh Thái Bình]].<ref name="Vũ&Đinh">Vũ Tuấn Sán & Đinh Khắc Thuân, ''[http://vannghesontay.com/en/news/Nghien-cuu-trao-doi/BAI-VAN-BIA-GHI-VIEC-TAC-TUONG-TAM-GIAO-CHUA-CAO-DUONG-CUA-TRINH-QUOC-CONG-1425/ Bài văn bia ghi việc tạc tượng Tam giáo, chùa Cao Dương của Trình Quốc công]''. (''Tạp chí Hán Nôm'', số 1, 1990)</ref><ref name="NguyễnHữuTưởng">Nguyễn Hữu Tưởng, ''[http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/0206v.htm Hai tấm bia Trạng Trình soạn mới phát hiện ở Thái Bình]''. (''Tạp chí Hán Nôm'', số 6, 2002)</ref><ref name="TrangThanhHiền">Trang Thanh Hiền, ''[http://vhnt.org.vn/tin-tuc/tu-lieu-trong-nuoc/29028/phat-hien-pho-tuong-mac-o-thai-binh Phát hiện pho tượng Mạc ở Thái Bình]''. (''Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật'', số 355, 2014)</ref> Ông không phải người thân thích trong hoàng tộc nhà Mạc, cũng không phải quan tướng nắm binh quyền. Ông là hình mẫu của một văn nhân thuần túy như sử sách và cả thơ văn của chính ông vẫn thường mô tả. Việc phong tước hiệu Quốc công cho Nguyễn Bỉnh Khiêm ngay từ lúc sinh thời đã chứng tỏ sự trân trọng vô cùng lớn mà vua Mạc dành cho ông. Cần nhớ rằng trong lịch sử, kiểu "văn nhân "thuần túy" như Nguyễn Bỉnh Khiêm rất khó để được phong tới tước công (dù là [[Quốc công]] hay [[Quận công]]) ngay khi còn sống. Kiểu "văn nhân "nhàcầm binhquân" chẳng hạn như [[Nguyễn Nghiễm]] hay [[Nguyễn Công Trứ]] có nhiều cơ hội để lập quân công với triều đình hơn kiểu văn nhân thuần túy nên họ thường được phong tước hiệu cao hơn. Tuy nhiên đến nay, vẫn còn nhiều nhà nghiên cứu đồng tình với một nhận định sai sót là Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ được truy phong tước hiệu Quốc công sau khi ông đã qua đời.
 
Trong khi đó, tên gọi '''Trạng Trình''' là cách gọi vắn tắt của dân gian dành cho Nguyễn Bỉnh Khiêm và sau này được dùng phổ biến ngay cả trong các tài liệu nghiên cứu về sự nghiệp của ông. Cách gọi tên các danh nhân theo kiểu vắn tắt này là không phải hiếm dưới thời phong kiến ngày xưa. Một trường hợp nổi bật trong lịch sử Việt Nam là thay vì gọi tên đầy đủ như "Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn" ("Hưng Đạo đại vương" là tước phong chính thức cao nhất do vua nhà Trần ban tặng cho Trần Quốc Tuấn lúc sinh thời do công lao chiến trận của ông) thì cả sử sách và dân gian thường dùng tên gọi vắn tắt là "[[Trần Hưng Đạo]]". Nên nhớ tên gọi "Trạng Trình" là do người thời sau Nguyễn Bỉnh Khiêm đặt ra có thể hàng trăm năm sau khi ông mất nhưng đương thời ông sống thì trong các văn bia do chính ông soạn và trong văn thơ của những người bạn vong niên như [[Giáp Hải]] gửi cho ông, tên gọi tước hiệu chính thức là "Trình Quốc Công" gần như luôn được sử dụng. Và thực tế thì tên gọi dân gian hóa "Trạng Trình" ngày nay đã được các phương tiện truyền thông báo chí Việt Nam dùng ở mức phổ biến hơn rất nhiều so với tên tước hiệu "Trình Quốc Công" chính thức của ông.