Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Tòng Bá”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 122:
Ngày Quốc khánh 1 tháng 11 năm 1974, ông được lệnh bàn giao Bộ chỉ huy Thiết giáp lại cho Trung tướng [[Nguyễn Văn Toàn]]. Sau đó đi đảm nhận chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ binh (bản doanh đặt tại Căn cứ Đồng Dù, Củ Chi, Hậu Nghĩa), thay thế Đại tá [[Nguyễn Hữu Toán (Đại tá, Quân lực VNCH)|Nguyễn Hữu Toán]]<ref>Đại tá Nguyễn Hữu Toán sinh năm 1930 tại Nam Định, tốt nghiệp Trường Sĩ quan Nam Định.</ref> được cử đi làm Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Lam Sơn.
 
*''Sư đoàn 25 Bộ binh vào thời điểm tháng 4/1975, nhân sự của Bộ tư lệnh Sư đoàn và chỉ huy các Trung đoàn được phân bổ như sau:''<br><br>-Tư lệnh - Chuẩn tướng [[Lý Tòng Bá]]<br>-Tư lệnh phó - Đại tá [[Trương Thắng Chức (Đại tá, Quân lực VNCH)|Trương Thắng Chức]]<ref>Đại tá Trương Thắng Chức (dân tộc Nùng), sinh năm 1928 tại Hải Ninh, tốt nghiệp trường Võ bị Móng Cái.</ref><br>-Tham mưu trưởng - Đại tá [[Bùi Hữu Khiêm (Đại tá, Quân lực VNCH)|Bùi Hữu Khiêm]]<ref>Đại tá Bùi Hữu Khiêm, tốt nghiệp khóa 3 trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức.</ref><br>-Chỉ huy trưởng Pháo binh - Trung tá [[Phạm Hữu Nghĩa )Trung tá, Quân lực VNCH)|Phạm Hữu Nghĩa]]<ref>Trung tá Phạm Hữu Nghĩa, tốt nghiệp khóa 10 trường Võ bị Liên quân Đà Lạt.</ref>
 
Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông bị quân Giải phóng bắt tại làng Tân Thạnh Đông, quận Củ Chi.<ref>Có nguồn dư luận cho rằng ngày 30 tháng 4, viên Chuẩn tướng Tư lệnh Sư đoàn "Tia chớp Nhiệt đới" (biệt danh của Sư đoàn 25 Bộ binh Việt Nam Cộng hòa) đã cải trang thành một nhà thầu dân sự xây dựng doanh trại để lẩn ra đường cái bắt xe khách trốn về Sài Gòn. Dù vậy, ông ta vẫn bị một nữ du kích Củ Chi bắt sống khi đang nép người dưới ruộng lúa.<br> Sự thật thì bà Lê Thị Sương (nguyên Chính trị viên của Đội nữ du kích Củ Chi). Bà thường được gọi là "dì Năm Sương" hoặc "dì Năm du kích". Bà Sương sống trong một ngôi nhà cấp bốn nằm phía sau ngôi chợ nhỏ có tên gọi là chợ Lô Sáu (xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, Tp Hồ Chí Minh) kể lại:<br>- "''Chúng ta chiến thắng bằng sức mạnh chính nghĩa, vì vậy ta phải ghi nhận lịch sử đúng và chính xác. Đúng là Lý Tòng Bá đã tháo chạy khỏi căn cứ trước áp lực quân sự của ta nhưng đích thân ông ta dẫn các sĩ quan thuộc quyền ra trình diện chứ không phải bị tôi bắt lúc lẩn trốn. Khi ra trình diện, ông ta vẫn mặc bộ quân phục nhưng đã tháo bỏ quân hàm. Khi tôi bàn giao ông ta cho bộ đội, ông ta vẫn mặc bộ đồ đó.''<br/> Sáng sớm ngày 29 tháng 4, lực lượng Trung đoàn 48 của quân Giải phóng đánh vào sở chỉ huy của Chuẩn tướng Lý Tòng Bá. Lý Tòng Bá lệnh cho thuộc hạ phản công quyết liệt. Tuy nhiên, đến trưa, không chịu nổi sức mạnh áp đảo của quân Bắc Việt, Lý Tòng Bá cùng thuộc hạ bỏ chạy khỏi sở chỉ huy. Chiều cùng ngày, bà Năm Sương cùng đồng đội đã vào đến trung tâm huyện lị Củ Chi tiếp quản trụ sở hành chính của địch. Theo sự chỉ đạo từ trước, bà Năm Sương dùng xe Jeep tịch thu của chính quyền Việt Nam cộng hòa đi phát loa kêu gọi binh sĩ Việt Nam cộng hòa ra trình diện chính quyền cách mạng tại Rạp hát Củ Chi (nay là trụ sở Công an huyện Củ Chi).<br> Khoảng 9 giờ sáng ngày 30 tháng 4, hàng trăm binh sĩ Việt Nam Cộng hòa vào rạp hát trình diện. Chiều cùng ngày, bà Năm Sương trưng dụng xe quân sự vừa tịch thu của địch chở hết số sĩ quan chỉ huy Sư đoàn 25 vào căn cứ Đồng Dù bàn giao cho Cục Chính trị Sư đoàn 320 của ta.</ref><ref>{{Chú thích web|url = http://antg.cand.com.vn/Tu-lieu-antg/Chuyen-nu-du-kich-bat-song-Chuan-tuong-Ly-Tong-Ba-372188/|title = Chuyện nữ du kích bắt sống Chuẩn tướng Lý Tòng Bá}}.</ref> Sau đó, bị tù lưu đày từ Nam ra Bắc qua các trại Quang Trung (Gia Định), Yên Bái (Hoàng Liên Sơn), Hà Nam (Hà Nam Ninh) cho đến ngày 13 tháng 2 năm 1988 mới được trả tự do.
Dòng 142:
 
==Chú thích==
{{Tham khảo|2}}
 
==Tham khảo==
Dòng 151:
*[http://www.lasvegassun.com/sunbin/stories/lv-other/2005/nov/10/519641050.html Người đồng chí trong một cuộc chiến bỏ lỡ] (tiếng Anh)
 
[[Thể loại: Sinh 1931]]
[[Thể loại: Mất 2015]]
[[Thể loại: Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa]]
[[Thể loại: Người An Giang]]
[[Thể loại: Người Mỹ gốc Việt]]
[[Thể loại: Tù binh Chiến tranh Việt Nam]]