Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ tư”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 67:
 
Tướng Minh là Trương Phụ xúi giục một số [[người Việt]] đến trước quân doanh xin được trở lại làm quận huyện của [[nhà Minh]] vì [[nhà Trần]] đã tuyệt tự<ref>Viện Sử học, sách đã dẫn, tr. 59-60.</ref>. [[Minh Thành Tổ]] nhân đó đổi gọi [[Đại Ngu]] thành quận [[Giao Chỉ]] với các bộ phận Giao Chỉ đô chỉ huy sử ti (交址都指揮使司), Giao Chỉ đẳng xử thừa tuyên bố chính sử ti (交址等處承宣布政使司), Giao Chỉ đẳng xử đề hình án sát sử ti (交址等處提刑按察使司). Kinh đô [[Thăng Long]] trước đây đổi gọi là thành [[Hà Nội#Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh|Đông Quan]].
 
===Người Việt giành lại nước===
{{chính|Nhà Hậu Trần|Khởi nghĩa Lam Sơn}}
Ngay khi [[nhà Hồ]] thất bại, đã có nhiều phong trào chống Minh bắt đầu nổi lên. Trong các phong trào chống Minh, lớn nhất là sự nổi dậy của nhà Hậu Trần và khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi.
 
Giữa năm 1407, nhân dân huyện Đông Lan và Trà Thanh thuộc [[Diễn Châu]] nổi dậy phá ngục, giết huyện quan. [[Trương Phụ]] và Trần Húc mang quân vào dẹp.
 
Tại châu Thất Nguyên ([[Lạng Sơn]]), dân tộc bản địa lập căn cứ chống Minh. Trương Phụ sai Cao Sĩ Văn đi đánh, đến châu Quảng Nguyên ([[Cao Bằng]]) thì bị quân khởi nghĩa giết chết. Sau Trương Phụ phái Trình Dương tăng viện mới thắng được.
 
Tháng 11 năm [[1407]], Phạm Chấn nổi dậy, lập Trần Nguyệt Hồ - một người tự xưng là tông thất nhà Trần - làm vua ở Bình Than. Tuy nhiên chỉ sau một thời gian ngắn, Trần Nguyệt Hồ bị bắt, Phạm Chấn trốn thoát và gia nhập cuộc khởi nghĩa của [[nhà Hậu Trần]].
 
Dù ban đầu lấy chiêu bài "Phù Trần diệt Hồ" nhưng thực chất sau đó [[nhà Minh]] lại sai lùng bắt con cháu [[nhà Trần]]. Sự nổi dậy của [[nhà Hậu Trần]] bắt đầu từ cuối năm [[1407]] với sự kiện [[Giản Định Đế|Trần Ngỗi]] lên ngôi [[Hoàng đế]], đặt niên hiệu Giản Định. Quân Hậu Trần đã làm chủ từ Thuận Hóa trở ra, tiến ra bắc và đánh bại 10 vạn quân Minh do Chinh di tướng quân [[Mộc Thạnh]], Binh bộ Thượng thư Lưu Tuấn chỉ huy trong [[trận Bô Cô]] cuối năm [[1408]]. Nhưng sau đó hiềm khích trong nội bộ khiến lực lượng bị suy yếu nghiêm trọng. Quân Minh bắt được vua Giản Định mang về giết. Cháu Giản Định là [[Trùng Quang Đế|Trần Quý Khoáng]] (Hoàng đế Trùng Quang) tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến. Năm [[1413]], sau trận thư hùng đẫm máu ở kênh Sái Già ([[Thuận Hoá]]), vua Trùng Quang và các tướng lĩnh tự sát. Nhà Hậu Trần chấm dứt.
 
Cùng thời gian nhà Hậu Trần nổi lên, trong năm [[1407]] - [[1408]] còn có các phong trào nhỏ lẻ khác như Chu Sư Nhan ở An Định (Thái Nguyên), Trần Nguyên Khoáng, Nguyễn Đa Bí ở Thái Nguyên, Trần Nguyên Thôi ở Tam Đái ([[Phú Thọ]]), Trần Nguyệt Tôn ở Đồng Lợi... Do các cuộc khởi nghĩa này quy mô nhỏ, không liên kết được với nhau nên nhanh chóng bị dẹp.
 
Từ cuối năm [[1409]], khi Trùng Quang Đế lên ngôi, có thêm nhiều cuộc khởi nghĩa khác. Hoàng Cự Liêm từng bị quân Minh đánh bại, bỏ trốn lại nổi dậy. Thiêm Hữu và Ông Nguyên dấy quân ở Lạng Giang. Bùi Quý Thăng, Nguyễn Khắc Chẩn, Nguyễn Trà, Dương Thế Chân và Ông Lão nổi lên ở [[Thái Nguyên]]. Ngoài ra ở Thái Nguyên còn có quân khởi nghĩa "áo đỏ" hoạt động mạnh trong vùng rừng núi và vào thượng du [[Thanh Hóa]], [[Nghệ An]].
 
Đồng Mặc khởi nghĩa ở [[Thanh Hóa]], bắt sống được tướng Minh là Tả Địch và buộc Vương Tuyên tự vẫn. Tại [[Thanh Oai]] ([[Hà Nội]]) có khởi nghĩa Lê Nhị. Lê Nhị bắt giết cha con tướng Lư Vượng và chiếm giữ [[Từ Liêm]].
 
Năm [[1410]], Nông Văn Lịch khởi nghĩa ở [[Lạng Sơn]], giết được nhiều quân Minh. Hàng tướng [[người Việt]] là [[Mạc Thúy]] mang quân lên dẹp bị trúng tên tử trận.
 
Sang năm [[1411]], Trương Phụ được lệnh mang quân sang tiếp viện cho Mộc Thạnh để dẹp các phong trào chống đối của người Việt một lần nữa. Nhà Minh huy động quân 6 Đô ty [[Tứ Xuyên]], [[Quảng Tây]], [[Giang Tây]], [[Hồ Quảng]], [[Vân Nam]], [[Quý Châu]] và 14 vệ tiến sang.
 
Sau khi dẹp được [[nhà Hậu Trần]], quân Minh quay sang dẹp các cuộc khởi nghĩa nhỏ khác. Lúc này nhà Minh cho rằng sự bình định ở [[Giao Chỉ]] cơ bản đã hoàn thành, nên điều [[Trương Phụ]] cùng một phần lớn đạo quân viễn chinh về nước. Việc đánh dẹp và chiếm giữ được giao lại cho các đạo quân phần nhiều gồm binh lính mộ bản xứ và có các chỉ huy là [[người Việt]]. Đây có lẽ là lý do sự chiếm đóng của [[nhà Minh]] nhanh chóng sụp đổ khi các binh lính người Việt này nổi dậy hoặc hưởng ứng các cuộc nổi dậy sau này.<ref>Karl Hack, trang 88.</ref>
 
Em Trùng Quang Đế là Trần Quý Tám thu thập tàn quân Hậu Trần khởi binh. Một tông thất khác cũng có tên là ''Trần Nguyệt Hồ'' (không phải ''Trần Nguyệt Hồ'' khởi nghĩa ở Bình Than năm 1407) cũng nổi dậy. Một vài cánh quân nhỏ khác hưởng ứng như Nguyễn Tông Biệt, Hoàng Thiêm Hữu. Tới năm 1415, hầu hết các cánh quân khởi nghĩa bị dẹp, chỉ còn vài phong trào với quy mô hẹp và không ảnh hưởng tới sự cai trị của nhà Minh như Trần Quý Tám ở Tĩnh An ([[Quảng Ninh]]), Nguyễn Tống Biệt ở Hạ Hồng,...
 
Từ năm 1417 trở đi, một loạt các cuộc khởi nghĩa mới lại bùng lên, lần này cuốn hút cả các quan lại người Việt vốn cộng tác, hoặc đầu hàng nhà Minh trước kia. Năm 1417, tổng binh Lý Bân đánh dẹp hai cuộc khởi nghĩa lớn. Đến năm 1418, hai cuộc khởi nghĩa mới lại bùng phát. Theo Dreyer, đợt khởi nghĩa này trùng với thời kỳ nhà Minh mở rộng xây cất tại [[Cố Cung (Bắc Kinh)|Bắc Kinh]] và phát triển hạm đội hải hành viễn chinh Nam Á. Việc xây cất và đóng thuyền đòi hỏi một lượng lớn nhân lực vật lực, đặc biệt là gỗ tốt, mà nguồn cung cấp từ nội địa Trung Quốc đã giảm sút. Việc quan lại nhà Minh, như hoạn quan Mã Kỳ, tăng sưu dịch, vơ vét nguyên liệu, dồn gánh nặng khai thác gỗ lên các tỉnh mới chiếm được như Giao Châu có lẽ đã làm bùng phát sự bất mãn của dân chúng, và cả quan lại người Việt, dẫn đến một làn sóng chống đối nữa.<ref>Dreyer, trang 211</ref>
 
Năm 1418, [[Lê Thái Tổ|Lê Lợi]] dấy binh, bắt đầu [[Khởi nghĩa Lam Sơn|khởi nghĩa ở Lam Sơn]]. Thời gian đầu, quân Lam Sơn gặp nhiều khó khăn ở vùng núi [[Thanh Hóa]]. Từ năm 1424, quân Lam Sơn thay đổi chiến thuật: tiến vào Nghệ An, giải phóng toàn bộ vùng đất phía nam. Sau đó Lê Lợi tiến ra bắc, đánh bại các đạo quân sở tại và 4 đạo quân viện binh lần lượt sang từ năm 1426 đến 1427.
 
Cuối cùng, tướng nhà Minh là [[Vương Thông (nhà Minh)|Vương Thông]] phải xin giảng hòa, rút quân về nước. Người Việt giành lại quyền độc lập tự chủ sau 20 năm. Lê Lợi lên ngôi vua, lập ra [[nhà Hậu Lê]].
 
==Bộ máy cai trị==