Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Điện một chiều”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 18:
 
*Dòng điện 1 chiều được tạo ra từ các nguồn như pin, nguồn năng lượng mặt trời.
*Dòng điện đi từ cực dương của nguồn điện qua các thiết bị điện đến cực âm của nguồn điện.
 
==Điện áp một chiều==
Hàng 30 ⟶ 31:
* '''Lưu ý:''' mắc chốt dương của [[vôn kế]] hướng đến cực dương của [[Nguồn điện một chiều|nguồn điện]] và ngược lại.
==Nguồn điện một chiều==
 
{{chính|Nguồn điện một chiều}}
=== Khái niệm ===
'''Nguồn điện một chiều''' là [[nguồn điện]] phát ra dòng điện một chiều, dòng điện này có chiều xác định, độ lớn có thể vẫn biến thiên nhưng trị số của nó luôn nằm giới hạn trong 1 phía của trục thời gian Ox, nghĩa là hoặc luôn dương (+), hoặc luôn âm (-) và không đi qua giá trị "0". Các nguồn cấp điện một chiều có thể là:
 
* Các loại [[Pin (điện học)|pin]], [[Pin sạc|ắc quy]]
* Đầu ra các bộ chỉnh lưu từ dòng [[điện xoay chiều|xoay chiều]] sang dòng một chiều sử dụng [[điốt]], [[cầu điốt]] hoặc [[thyristor]]. Với yêu cầu dòng điện lớn cần dùng các thyristor.
 
Dòng điện đi từ cực dương của nguồn điện qua các thiết bị điện đến cực âm của nguồn điện.
=== Các đại lượng đặc trưng của nguồn điện ===
'''Công của nguồn điện (A)''' là công của các lực lạ thực hiện làm dịch chuyển các điện tích qua nguồn điện.
 
'''Suất điện động <math>\varepsilon</math>''' là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện. Đơn vị tính suất điện động là vôn(V)
 
<math>\varepsilon=\frac{A}{q}</math>
 
Ngoài ra, nguồn điện còn được xác định bởi '''điện trở trong (r)''' của nó.
 
=== Ghép các nguồn điện thành bộ ===
 
==== Bộ nguồn nối tiếp ====
Bộ nguồn nối tiếp là bộ nguồn gồm các nguồn điện được ghép nối tiếp nhau, trong đó cực âm của nguồn điện trước được nối bằng dây dẫn với cực dương của nguồn điện sau.
 
Suất điện động của bộ nguồn bằng tổng các suất điện động của các nguồn có trong bộ
 
Điện trở trong của bộ nguồn bằng tổng các điện trở trong của các nguồn có trong bộ
 
==== Bộ nguồn xung đối ====
Bộ nguồn xung đối là bộ gồm 2 nguồn trong đó cực âm của nguồn điện này được nối với cực âm của nguồn điện kia hoặc cực dương của nguồn điện này được nối với cực dương của nguồn điện kia.
 
Suất điện động của bộ nguồn bằng hiệu suất điện động của 2 nguồn
 
Điện trở trong của bộ nguồn bằng tổng điện trở trong của 2 nguồn
 
==== Bộ nguồn song song ====
Bộ nguồn song song là bộ nguồn gồm các nguồn điện giống nhau được ghép song song với nhau.
 
Chỉ có thể ghép các nguồn điện song song các nguồn điện có cùng suất điện động và điện trở trong. Khi mắc các nguồn song song, cực dương của các nguồn điện được nối vào cùng một điểm và cực âm của các nguồn điện được nối vào cùng một điểm khác.
 
Suất điện động của bộ nguồn bằng suất điện động của mỗi nguồn.
 
Bộ nguồn gồm n nguồn có điện trở trong r mắc song song bộ nguồn đó có điện trở trong là <math>r_b=\frac{r}{n}</math>
 
==== Bộ nguồn hỗn hợp đối xứng ====
Bộ nguồn hỗn hợp đối xứng là bộ nguồn gồm n dãy ghép song song với nhau, mỗi dãy có m nguồn điện giống nhau mắc nối tiếp.
 
Gọi '''<math>\varepsilon</math>''' là suất điện động của mỗi nguồn, khi đó suất điện động của bộ nguồn là <math>\epsilon_b=m\epsilon</math>
 
Gọi r là điện trở trong của mỗi nguồn, khi đó điện trở trong của bộ nguồn là <math>r_b=\frac{mr}{n}</math>
 
==Chú thích==