Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tầng bình lưu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 27.71.164.77 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của 123.24.94.246
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 6:
 
== Trên Trái Đất ==
Tại vùng [[xích đạo]], tầng khí quyển này nằm ở [[độ cao]] vào khoảng từ 16 [[kilômét|km]] đến 80 km trên mực nước biển, trong khi đó tại hai [[cực Trái Đất|cực]] nó bắt đầu ở độ cao khoảng 8 km vì độ cao rất thấp của vùng [[ranh giới đối lưu]] (do [[nhiệt độ]] của [[tầng đối lưu]] tại gần cực là thấp hơn so với ở vùng xích đạo).
 
Tầng khí quyển này có tên là ''bình lưu'' vì đây là tầng khí quyển có ít các dòng đối lưu xoáy mạnh. Các [[máy bay dân dụng]] thường chọn bay ở độ cao nằm gần ranh giới giữa tầng này và [[tầng đối lưu]] để giảm thiểu nguy cơ tai nạn do diễn biến [[đối lưu]] bất thường của khí quyển.
 
Trong phạm vi tầng này nhiệt độ tăng theo độ cao. Ở trên cùng của tầng bình lưu nhiệt độ có thể đạt tới 270°[[Kelvin|K]] (-3°[[Độ Celsius|C]]). Lên trên [[ranh giới bình lưu]], nhiệt độ lại giảm theo độ cao.
 
Tầng bình lưu là khu vực của các tương tác với cường độ cao của các quá trình hóa học, động lực học và bức xạ. Trong đó sự pha trộn của các thành phần khí quyển diễn ra theo chiều ngang diễn ra mạnh hơn theo chiều đứng. Tầng bình lưu ấm hơn phần trên của tầng đối lưu, chủ yếu là do [[lớp ôzôn|tầng ôzôn]] trong tầng bình lưu hấp thụ [[tử ngoại|bức xạ cực tím]] của [[Mặt Trời]].
 
Một đặc trưng thú vị của sự lưu thông trong tầng bình lưu là [[sự dao động hai năm một lần]] (QBO) tại các vĩ độ nhiệt đới, được sinh ra do sự đối lưu nhiệt ở tầng đối lưu. QBO sinh ra sự [[lưu thông thứ cấp]] rất quan trọng trong việc dịch chuyển các thành phần của tầng bình lưu như ôzôn hay hơi nước.
 
Trong mùa đông của bán cầu bắc, sự [[ấm lên đột ngột của tầng bình lưu]] thông thường có thể quan sát thấy được gây ra do sự hấp thụ của [[sóng Rossby]] trong tầng bình lưu.
 
== Trên Sao Hỏa ==