Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Bỉnh Khiêm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
chỉnh sửa, giải thích thêm về phần tước hiệu
Dòng 48:
 
Bên cạnh bản phả ký của Vũ Khâm Lân, có 2 nguồn thông tin quan trọng về Nguyễn Bỉnh Khiêm được giới nghiên cứu ngày nay (bao gồm nhà nghiên cứu văn hóa [[Vũ Khiêu]]) đánh giá cao về độ tin cậy là nguồn thơ văn (chữ Hán và chữ Nôm) của chính ông và nguồn thông tin lịch sử từ các bản [[văn bia thời Mạc]] còn được lưu giữ gần như nguyên vẹn xung quanh vùng [[Tiên Lãng]] (Hải Phòng), [[Vĩnh Bảo]] (Hải Phòng) và [[Quỳnh Phụ]] ([[Thái Bình]]). Vào năm 2000, đoàn cán bộ của [[Viện nghiên cứu Hán Nôm]] tiến hành sưu tầm tư liệu Hán Nôm tại huyện [[Quỳnh Phụ]] thuộc tỉnh Thái Bình đã phát hiện 2 tấm bia (có tên ''Diên Thọ kiều bi ký'' và ''Tu tạo thạch Phật bi ký'') thời Mạc do chính Nguyễn Bỉnh Khiêm biên soạn và chứa nhiều thông tin lịch sử rất có giá trị về cuộc đời thực của ông. Chẳng hạn, qua 2 tấm văn bia được phát hiện ở huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình), các nhà nghiên cứu có thể xác nhận một sự thật lịch sử là Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được vua Mạc phong tước Trình Quốc công (程國公) từ trước năm 1568, tức là sớm hơn 17 năm trước khi ông qua đời.<ref name="NguyễnHữuTưởng"/><ref name="TrangThanhHiền"/>
 
Phần lớn cuộc đời gần trọn một thế kỷ của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã trải qua ở quê nhà Trung Am (trước thời ông có tên là Trình Tuyền), Vĩnh Lại thuộc [[xứ Đông]], cũng là đất phát nghiệp của nhà Mạc. Ông chỉ bước vào chốn quan trường khi đã gần 50 tuổi, sau nhiều năm đứng ngoài quan sát thời cuộc. Đường quan lộ của ông kéo dài chưa đầy 30 năm, tính từ năm ông đậu Trạng nguyên ở tuổi 45 (1535) cho tới khi chính thức cáo quan về nghỉ hưu ở độ tuổi 73 như trong thơ văn của ông đã xác nhận. Tuy nhiên cho đến nay vẫn còn nhiều nhà nghiên cứu đồng tình với một sai sót lịch sử cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm là ông chỉ có 7 năm (1535–1542) làm quan dưới triều Mạc rồi cáo quan về sống và dạy học ở quê nhà Trung Am cho đến lúc mất. Sự thật không hoàn toàn như vậy. Khoảng thời gian gần hai chục năm tính từ năm ông 53 tuổi tới lúc 73 tuổi, ông chủ yếu làm quan tại gia, đóng vai trò cố vấn từ xa cho vua và chỉ về triều khi cần bàn việc chính sự hay theo xa giá nhà vua đi dẹp loạn. Điều này cho thấy nếu không có công tích đặc biệt lớn với triều đình thì một văn nhân thuần túy (không phải quan tướng nắm binh quyền và chưa từng đích thân cầm quân ra trận) như ông rất khó có thể được phong đến tước [[Quốc công]] (Trình Quốc công) ngay từ lúc còn sống như nội dung 3 tấm văn bia còn được lưu giữ gần như nguyên vẹn tại 2 huyện Quỳnh Phụ và Thái Thụy của tỉnh Thái Bình đã cho biết.<ref name="Vũ&Đinh"/><ref name="NguyễnHữuTưởng"/><ref name="TrangThanhHiền"/> Một trường hợp khá tương tự là tấm bia hộp hay còn gọi là "sách đá" được tìm thấy khi người ta tình cờ đào phải mộ thân phụ Trạng nguyên [[Giáp Hải]] (1515–1586?) tại Bắc Giang năm 1998. Bản bia hộp hay "sách đá" này đã giúp giải đáp nhiều nghi vấn và cả hiểu nhầm (bao gồm cả ở những học giả nổi danh như [[Phan Huy Chú]]) về cuộc đời và sự nghiệp của Giáp Hải, một trọng thần của triều Mạc và đồng thời là một người bạn vong niên thân cận của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tấm bia hộp cũng cho ta biết được thông tin quan trọng là một văn nhân thuần túy như Giáp Hải chỉ được thăng đến tước ''Quốc công'' giống Nguyễn Bỉnh Khiêm khi ông đã ở gần độ tuổi cáo quan về hưu sau khi đã có nhiều năm hết lòng phụng sự triều Mạc.<ref>Trần Văn Lạng & Nguyễn Văn Phong, ''[http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=753&Catid=541 Phát hiện sách đá ở mộ thân phụ Trạng nguyên Giáp Hải]''. (Thông báo Hán Nôm học, 1998, tr. 235-239)</ref><ref>Quốc Khánh, ''[http://baobacgiang.com.vn/bg/dulichbg/tu-lieu-bac-giang/189490/bia-hop-thoi-mac-dau-tich-cua-trang-nguyen-giap-hai.html Bia hộp thời Mạc - dấu tích của Trạng nguyên Giáp Hải]''. (Báo Bắc Giang điện tử, 30/09/2017)</ref>
 
===Gia thế và những năm thơ ấu===