Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thích-ca Mâu-ni”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 171.244.166.50 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Quoctoann171
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 134:
Sau 5 năm tu khổ hạnh không đạt kết quả, Siddhārtha quyết định ăn uống bình thường trở lại, đến Giác Thành. Siddhārtha thường đến bờ sông Nairanjana (Ni-liên-thiền, hiện nay là sông [[Phalgu]]) ngồi thiền định trên bãi cát. Một hôm, có hai cô bé chăn bò tên Nanda và Bala đang dắt bò xuống sông tắm thì thấy Siddhārtha đang ngồi thiền định, họ sanh lòng kính mến liền tự tay vắt lấy sữa bò, nấu chín rồi dâng lên. Siddhārtha ăn xong cảm thấy thân thể khoẻ mạnh.
 
Ðến ngày thứ 49, Siddhārtha ngồi thiền định dưới gốc cây cổ thụ Ni-câu-đà (cách cây Bồ-đề khoảng 150m về hướng đông), sắp đi khất thực, thì có hai chị em nàng Sujata (Tu-Xà-Đề), con ông trưởng làng Senani, mang bát cháo sữa (kheer) đến cúng vị Thần gốc cây để tạ ơn. Khi thấy Siddhārtha đang tĩnh tọa, hai nàng đặt bát cháo sữa bằng vàng trước mặt, cung kính đảnh lễ rồi ra về. Sau khi ăn xong bát cháo sữa, Siddhārtha thấy cơ thể khoẻ mạnh lạ thường nên không đi khất thực mà xuống sông Nairanjana tắm, tâm trạng ông vô cùng phấn chấn, cảm thấy sắp đạt thành tựu viên mãn.p
:Tương truyền rằng sau khi rửa bát xong, ông để cái bát bằng vàng trên dòng nước và nguyện rằng: ''"Nếu hôm nay ta được chứng quả thành Phật, thì nguyện cho cái bát nầy nổi trên mặt nước và trôi ngược lại dòng sông"''. Quả nhiên cái bát nổi trên mặt nước và trôi ngược lại dòng sông 80 sải tay, đến khi gặp phải một xoáy nước mạnh thì chìm xuống đáy sông, đúng nơi có 3 chiếc bát vàng của 3 vị Phật đắc đạo trước Siddhārtha trong Hiền kiếp này ([[Phật Câu Lưu Tôn]], [[Phật Câu Na Hàm Mâu Ni]], [[Phật Ca Diếp]])