Khác biệt giữa bản sửa đổi của “FULRO”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 62160721 của 123.24.67.7 (thảo luận)
Thẻ: Lùi sửa
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 118:
FULRO quân khu I chặn đánh các đường tiếp tế từ đồng bằng lên Kontum. FULRO quân khu II tấn công các buôn làng quanh [[Pleiku]] và [[Cheo Reo]], sát hại nhiều cán bộ cộng sản. FULRO quân khu III chiếm các quận Lạc Thiện, Buôn Hô, Krông Pách,... giết và làm bị thương hàng chục cán bộ và bộ đội, phục kích các đoàn xe quân sự và hành khách trên các quốc lộ 14 và 19. FULRO quân khu IV đánh phá các quận [[Đơn Dương, Lâm Đồng|Ðơn Dương]], [[Đức Trọng]], [[Lạc Dương, Lâm Đồng|Lạc Dương]], [[Di Linh]], chặn xét xe đò trên các quốc lộ 15, 20 và 21. FULRO quân khu V, lôi kéo hàng ngàn thanh niên Chăm và [[Người Ra Glai|Raglai]] vào bưng.
 
Tháng 6-1975, [[Chính phủ Việt Nam|chính quyền Việt Nam]] mở chiến dịch hành quân quy mô truy quét FULRO trên khắp [[Tây Nguyên]], với chiến xa và trọng pháo yểm trợ, đánh vào những sào huyệt của FULRO tại [[Đắk Lắk]], [[Lâm Đồng]] và [[Tuyên Đức]], chiếm lại các quận huyện và buôn làng nằm trong tay FULRO. Nhiều cán bộ FULRO Thượng cao cấp lần lượt bị bắt (Y ChônC̆hôn Mlô Duôn Du, Y Bliêng HmokHmŏk, Y Nguê Buôn Dăp, Y Djao Niê, Nay Guh, Nay Fun, Nay Rong), bị giam trong các trại cải tạo tại [[Buôn Ma Thuột]] và [[Lâm Đồng]].
 
Hơn 2.000 tàn quân FULRO Dega chạy sang [[Campuchia]] lánh nạn và được [[Khmer Đỏ]] tiếp nhận. Họ được giúp đỡ và trang bị thêm để tiến qua Việt Nam đánh chiếm các làng ven biên tại [[Lâm Đồng|Lâm Ðồng]], [[Sông Bé (tỉnh)|Sông Bé]] và [[Đắk Lắk]]. Những trận đánh tại vùng biên giới và dọc các [[Quốc lộ (Việt Nam)|quốc lộ]] trong những năm 1975 và 1976 rất dữ dội.
 
Tại [[Đắk Lắk]], cuối tháng 5-1976, một số lãnh tụ Thượng bị giam (Y Djao Niê, Nay Ful, Nay Rong, Nay Guh cùng nhiều người khác) vượt ngục và ám sát ban lãnh đạo FULRO Dega cũ gồm các ông Kpă Kơi, H Tlôñ Niê Kdăm (Bộ ngoại giao Fulro), Y Bách Êban, Y Dhê Buôn Dap, Hmang Mbon... để giành quyền lãnh đạo. Tháng 7-1977, nhóm này thành lập một "chính phủ" mới, bộ chỉ huy đặt tại Lạc Dương, phía Bắc Ðà Lạt. Y Djao (bí danh thiếu tướng Dampa Kwei) tự phong Thủ tướng và cử Ya Duk (người Cơ Ho) làm Đổng lý Văn phòng, Nay Guh Bộ trưởng Quốc phòng, Nay Rong (trung tá) Bộ trưởng Ngoại giao, Nay Ful Bộ trưởng Nội vụ (cả ba là người Djarai)... Tổ chức quân sự vẫn giữ y như cũ gồm năm quân khu, nhưng chỉ quân khu IV, do Paul Yưh (người Bahnar) làm tư lệnh, thực sự còn hoạt động. Vụ đảo chính này làm nhiều cán bộ FULRO nản chí, một số buông súng ra đầu hàng, một số khác bỏ về làng làm nương rẫy.
 
Y Djao Niê cùng Huỳnh Ngọc Sắng lập nhiều chiến khu từ Ðơn Dương (Drang), Tùng Nghĩa (Laba) đến Sông Pha (Krông Pha) và phối hợp với thiếu tá Phong (tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 302 Tuyên Ðức cũ) tấn công các đồn bót và sự di chuyển của bộ đội Việt Nam trên cao nguyên Lâm Ðồng. Từ năm 1977 đến năm 1978, lực lượng du kích này - do Krajang Hput, [[Người Cơ Ho|người K'Ho]], chỉ huy - đã tổ chức nhiều cuộc đột kích, đốt phá nhiều trụ sở ủy ban nhân dân xã, huyện, bắn pháo vào các đồn bót, phục kích và bắt giữ những đoàn địa chất và lâm nghiệp, khủng bố những người làm nghề khai thác cây rừng, chặn xét xe đò, bắt cóc và ám sát cán bộ thu mua lương thực trong các xã ấp quanh thị xã Ðà Lạt, các quận Ðơn Dương và Lạc Dương.