Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n Đã lùi lại sửa đổi của 222.252.32.55 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Tuanminh01
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 53:
'''Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam''' là [[Danh sách các đội tuyển bóng đá nam quốc gia|đội tuyển bóng đá nam quốc gia]] đại diện cho [[Việt Nam]] tham dự các giải đấu [[Thể thao|môn thể thao]] [[Bóng đá|bóng đá nam]] quốc tế và được [[Liên đoàn bóng đá Việt Nam]] (VFF) quản lý.
 
Thời điểm [[Việt Nam]] bị chia cắt thành 2 nhà nước ở 2hai miền, có hai đội bóng tự nhận là đội tuyển bóng đá quốc gia tồn tại ở mỗi miền và cả hai đều được kiểm soát bởi các ''Hiệp hội bóng đá Việt Nam'' tương ứng. Vào cuối những năm 1950, [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam Cộng hòa]], là một trong bốn đội tiến vào vòng chung kết [[Cúp bóng đá châu Á 1956]] và [[Cúp bóng đá châu Á 1960]], đứng hạng tư cả hai lần. Đội cũng đã vô địch [[Giải bóng đá Merdeka|Giải Merdeka]] lần thứ 10 tại Malaysia năm 1966. Sau khi Việt Nam thống nhất năm 1976, ''Hiệp hội bóng đá Việt Nam'' được đổi tên thành [[Liên đoàn bóng đá Việt Nam]].
 
Do những sự kiện lịch sử xảy ra ở đất nước này trong suốt thế kỷ 20 (đa phần là [[chiến tranh]]), với [[Chiến dịch Đông Dương (1940)|sự chiếm đóng của Nhật Bản ở Đông Dương]], [[Chiến tranh Đông Dương]], [[Chiến tranh Việt Nam]], [[Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979|Chiến tranh biên giới Việt–Trung]], [[Chiến tranh biên giới Tây Nam]], [[Xung đột Thái Lan-Việt Nam (1979-1989)|xung đột với Thái Lan]], bóng đá Việt Nam có thể được coi là vẫn còn rất sơ khai và chưa được biết đến trên toàn cầu. Mặc dù vậy, Việt Nam ngày càng được chú ý vì là một đội bóng có tinh thần mạnh mẽ, với thành tích vị trí thứ 4 vào năm 1956 và 1960 tại Asian Cup với tư cách Việt Nam Cộng hòa; và mặc dù đội chỉ tham gia hai kỳ Asian Cup vào năm [[Cúp bóng đá châu Á 2007|2007]] và [[Cúp bóng đá châu Á 2019|2019]] với tư cách là một quốc gia thống nhất, đội bóng đã trở thành đội đại diện đến từ Đông Nam Á có thành tích tốt nhất trong cả hai lần, đều lọt vào tứ kết.
 
Từ những năm 19911990 khi Việt Nam gia nhập bóng đá toàn cầu, môn thể thao này sớm trở thành một phần của xã hội Việt Nam và là vũ khí để chống lại danh tiếng tiêu cực của đất nước do chiến tranh Việt Nam và sau đó là xung đột với các nước láng giềng. Điều này làm cho đội tuyển quốc gia trở thành một phần của [[chủ nghĩa dân tộc Việt Nam]]. Những người hâm mộ bóng đá Việt Nam được mệnh danh là một trong những người hâm mộ cuồng nhiệt nhất trên thế giới, nổi tiếng với những lễ kỷ niệm lớn về thành tích của đội.Không phân biệt chế độ hay ý thức hệ chính trị,<ref name="surge of patriotism">{{Chú thích web|url=https://www.voanews.com/east-asia-pacific/wild-post-game-street-partying-vietnam-reveals-surge-patriotism|title=Wild Post-Game Street Partying in Vietnam Reveals Surge in Patriotism|author=Ralph Jennings|date=19 December 2018|publisher=[[Voice of America]]|access-date=20 July 2019}}</ref> bất kể đó là đội tuyển quốc gia hay đội tuyển trẻ.<ref>{{Chú thích web|url=https://tuannyriver.com/2018/01/26/vietnamese-nationalism-the-u23-asian-championship-tournament/|title=Vietnamese nationalism & the U23 Asian championship tournament|author=Tuan Hoang|date=26 January 2018|publisher=Tuanny River|access-date=20 July 2019}}</ref>
 
== Lịch sử ==
Dòng 64:
{{chính|Bóng đá tại Việt Nam}}
[[File:Early Vietnamese football with French officials, Championat Cochinchine.jpg|thumb|left|Bóng đá Việt Nam thời kỳ đầu với các cầu thủ Việt và Pháp trong giải Championat Cochinchine, {{circa|1922–23}}.]]
Sự ra đời của [[bóng đá tại Việt Nam]] bắt đầu từ năm 1896 trong thời [[Pháp thuộc|thuộc địa Pháp]]. Ở giai đoạn đầu, môn thể thao này chỉ được chơi giữa các công chức, thương nhân và binh lính [[Pháp]]. Người [[Pháp]] sau đó khuyến khích người Việt địa phương chơi bóng đá và một số môn [[thể thao]] khác được giới thiệu cho họ để chuyển sự quan tâm của họ khỏi chính trị, dẫn đến môn thể thao này được lan truyền sang các khu vực khác, chủ yếu là [[Miền Bắc Việt Nam|miền Bắc]] và [[Miền Trung Việt Nam|miền Trung]]. Ngày 20 tháng 7 năm 1908, tờ ''[[Lục tỉnh Tân văn]]'' đưa tin trận cầu giữa hai đội bóng thuần cầu thủ người Việt đã được diễn ra. Đến năm 1928, một số người đứng ra thành lập [[Tổng cục Thể thao An Nam]] tại [[Sài Gòn]], cùng trong năm ấy cử một đội bóng Việt Nam sang thi đấu ở [[Singapore]].<ref>{{Chú thích web |url =http://vietnamnet.vn/thuhanoi/2008/12/821171/ |tác giả 1 =[[Dương Trung Quốc]] |tiêu đề =Một Trăm năm bóng đá Việt Nam |ngày truy cập =ngày 8 tháng 2 năm 2009 |nhà xuất bản =[[Vietnamnet]]}}</ref> Nhiều câu lạc bộ bóng đá địa phương sau đó được thành lập ở cả [[Miền Bắc Việt Nam|miền Bắc]] và [[Miền Nam Việt Nam|miền Nam]], mặc dù vậy phải đến sau Thế chiến II, các câu lạc bộ bóng đá trong khu vực mới bắt đầu trở nên có tổ chức hơn. Cùng thời gian đó Việt Nam chơi [[trận đấu quốc tế]] đầu tiên mang danh nghĩa [[Quốc gia Việt Nam]] trước đội tuyển Hàn Quốc ở [[Sài Gòn]], kết quả thua 2-4.
 
=== Thời kỳ nội chiến và chia cắt Việt Nam (1954-1976) ===