Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sumer”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 280:
Trong gia đình, người cha là người nắm quyền; tuy nhiên, một người phụ nữ đã kết hôn vẫn có thể đứng ra thực hiên giao dịch một mình hoặc cùng với chồng. Phụ nữ có thể ra tòa, làm chứng trước tòa, có tài sản riêng.<ref>{{Harvard citation no brackets|Wilcke|2003}}.</ref><ref>{{Harvard citation no brackets|Lafont|Westbrook|2003}}.</ref> Phụ nữ góa chồng thậm chí trở thành chủ hộ gia đình nếu con của họ còn nhỏ; nhưng trừ khi họ ở trong một gia đình giàu có và tự chủ về kinh tế, những người phụ nữ này có hoàn cảnh bấp bênh và phải phụ thuộc vào một tổ chức để có tiền nuôi sống bản thân. Không phải tất cả phụ nữ đều kết hôn hoặc góa chồng: như trường hợp của gái mại dâm, nhưng dường như cũng có những phụ nữ sống độc lập khác và phải tự chu cấp cho bản thân. Không nên cho rằng phụ nữ Sumer bị giới hạn trong phạm vi nội trợ, ngay cả khi đó vẫn là công việc chính của họ, vì họ vẫn thường được ghi lại là làm việc bên ngoài khuôn khổ gia đình, đặc biệt là trong các tổ chức.<ref>{{Chú thích web|url=http://refema.hypotheses.org/389|tựa đề=Women economic activities at home and outside home during the {{nobr rom|Ur III}} period|tác giả=B. Lafont|ngày=16 avril 2013|website=REFEMA|ngôn ngữ=en|ngày truy cập=13 octobre 2013}}.</ref>
 
Nhìn chung trong lịch sử Lưỡng Hà, phụ nữ có vị trí thấp hơn so với nam giới, nhưng địa vị của phụ nữ tính trong xã hội Sumer vẫn được cho là tích cực hơn so với hậu duệ của họ trong các thời kỳ sau này từ đầu thiên niên kỷ thứ hai TCN trở đi. Tuy nhiên điều này vẫn còn gây nhiều tranh cãi.<ref>{{Chú thích sách|url=|title=Cuneiform Texts and the Writing of History|last=M. Van De Mieroop|publisher=|year=1999|isbn=|series=|volume=|location=Londres et New York|page=141-142, 153-158|pages=|language=en}}.</ref> K. Wright cho rằng địa vị của phụ nữ bị kéo thấp xuống từ thiên niên kỷ thứ tư TCN, do hệ quả của việc xuất hiện nhà nước và đô thị.<ref>{{En icon}} K. I. Wright, « Women and the Emergence of Urban Society in Mesopotamia », dans S. Hamilton, R. Whitehouse et K. I. Wright (dir.), ''Archaeology and Women: Ancient and Modern Issues'', Walnut Creek, 2007, p. 199-245</ref>
 
=== Trẻ em ===
Con cái trong giá thú đều có thể tham gia vào các hoạt động của gia đình và có quyền thừa kế. Khi người cha qua đời, tài sản được chia cho các con trai, người con lớn có thể được phần nhiều hơn và tiếp quản vị trí và công việc của người cha. Các con gái được nhận của hồi môn khi kết hôn, nhưng có thể cũng được chỉ định là người thừa kế nếu nhà không có con trai. Nếu một người không có con cháu thì quyền thừa kế chuyển cho người anh trai, rồi đến cha mẹ.<ref>{{Harvard citation no brackets|Wilcke|2003}}.</ref><ref>{{Harvard citation no brackets|Lafont|Westbrook|2003}}.</ref> Cũng có thể nhận con nuôi làm người thừa kế.<ref>{{Harvard citation no brackets|Lafont|Westbrook|2003}}.</ref> Tầm quan trọng của việc sinh nở cũng được thể hiện qua các nghi lễ khác nhau nhằm bảo vệ phụ nữ khi sinh con trước các biến chứng khi sinh sản và hậu sản.<ref>M. J. Geller dans {{Harvard citation no brackets|Sumer|1999-2002}}, col. 275-276.</ref>
 
=== Tình cảm gia đình ===
Tình cảm gia đình ít khi được đề cập đến trong các tài liệu vì phần lớn các văn bản tìm được thuộc về lĩnh vực hành chính và pháp lý. Tuy nhiên, một số tác phẩm văn học cũng chia sẻ cái nhìn của giới thượng lưu về các cảm xúc lãng mạn. Các bài thơ về nữ thần [[ Inanna|Inanna]] và thần [[Dumuzid]] thể hiện các khía cạnh khác nhau của tình yêu như ham muốn, nhục dục, tranh cãi và rạn nứt. Một số thần thoại khác phản ánh tình yêu giữa anh chị em, như giữa Dumuzi và chị gái Geshtinanna. Có những bài thánh ca ca ngợi mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái: nỗi sợ hãi các hiểm nguy của việc sinh nở, niềm vui của một người mẹ khi thấy đứa con trai nhỏ của mình lớn lên và trưởng thành, tình yêu của một người con trai đối với người mẹ ở xa.<ref>On trouvera plusieurs textes liés à ce thème dans {{Harvard citation no brackets|Black et al.|2004}}.</ref>
 
=== Đời sống ===
Hàng 319 ⟶ 325:
Đồng bằng Tigris-Euphrates không có khoáng vật và cây gỗ. Các công trình xây dựng Sumer được làm bằng [[gạch bùn]] phẳng-lồi, không trộn với [[vữa]] hay [[xi măng]]. Những công trình bằng gạch bùn sau cùng sẽ xuống cấp, vì thế theo định kì chúng bị phá hủy, đắp cao lên và xây lại trên cùng địa điểm. Công việc xây dựng liên tục này dần khiến nền của các thành phố cao lên, và trở nên cao hơn vùng đồng bằng xung quanh. Kết quả là những ngọn đồi, được gọi là các ''tell'', xuất hiện trên khắp Cận Đông cổ đại.
 
Theo [[Archibald Sayce]], những văn bản [[chữ tượng hình]] nguyên thủy của người Sumer thời kỳ đầu (ví dụ như Uruk) cho thấy rằng "Đá rất hiếm,hiế nhưngnên đãchúng được cắtdùng thànhcho khốiđiêu khắc làm con dấu. Gạch là vật liệu xây dựng thông thường của các thành phố, pháo đài, đền và nhà cửa. Thành phố có các ngọn tháp và được xây trên những nền đắp cao; nhà cửa cũng có dạng hình tháp. Cửa nhà có bản lề, và có thể đóng mở bằng một loại khóa; cổng thành phố lớn hơn và có vẻ như như được làm hai lớp. Các viên đá hay gạch móng nhà được làm phép bằng một số vật thể chôn bên dưới."<ref name="Sayce">{{chú thích sách| authorlink=Archibald Sayce| last=Sayce | first=Rev. A. H.| url=http://www.archive.org/stream/archaeologyofcun00sayc/archaeologyofcun00sayc_djvu.txt |title= The Archaeology of the Cuneiform Inscriptions|edition=2nd revised | year=1908 | publisher=Society for Promoting Christian Knowledge | location=London, Brighton, New York |pages=98–100}}</ref>
 
Các công trình ấn tượng và nổi tiếng nhất của Sumer là các [[ziggurat]], cấu trúc nhiều lớp nền nâng đỡ các ngôi đền. Những con dấu hình trụ của Sumer cũng thể hiện những ngôi nhà dựng từ lau sậy, nhưng không giống như kiểu nhà sậy của người Ả Rập đầm lầy ở phía nam Iraq những năm 400. Người Sumer cũng đã biết làm nhịp vòm, khiến họ có thể dựng dược nhà mái vòm kiên cố. Họ xây nó bằng cách dựng và nối các vòm cuốn. Các ngôi đền và cung điện Sumer sử dụng các kỹ thuật và vật liệu tiên tiến hơn, như trụ ốp tường, hốc tường, [[cột|bán cột]], và đinh đất sét.