Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoài Đức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 38:
 
==Lịch sử==
Tên gọi Hoài Đức có từ năm [[622]] đời [[Nhà Đường|Đường]], niên hiệu [[Đường Cao Tổ|Vũ Đức]] do huyện [[Tống Bình]] tách ra làm 2 huyện [[Giao Chỉ]] và Hoài Đức. Năm [[627]], các huyện Hoàng Giáo, Giao Chỉ và Hoài Đức được hợp nhất thành huyện Tống Bình.
 
Năm 621 đổi Tống Bình thành Tống Châu, tách đặt 2 huyện Hoằng Giáo và Nam Định. Nghĩa là Tống Châu gồm 2 huyện Hoằng Giáo và Nam Định. Thành lập Từ Châu gồm 3 huyện Từ Liêm (có sông Tô Lịch), Ô Diên (chỗ sông Hồng tiếp sang sông Đuống, nay là Phùng, Đan Phượng) và Vũ Lập.
 
Năm 622 tách Tống Châu đặt thêm huyện Giao Chỉ và huyện Hoài Đức. Nghĩa là Tống Châu gồm 4 huyện Hoằng Giáo, Hoài Đức, Nam Định, Giao Chỉ. Năm 623 đổi Tống Châu thành châu Nam Tống.
 
Năm 627, bỏ châu Nam Tống, lấy 3 huyện Hoằng Giáo, Hoài Đức và Giao Chỉ kia để lập lại huyện Tống Bình (nay khoảng Hoài Đức, Từ Liêm). Dời huyện Giao Chỉ đến Nam Từ Châu rồi đổi tên nó thành huyện Giao Chỉ mới (khoảng Đan Phượng, Phúc Thọ) trên đường sang Phong Châu (Thạch Thất, Sơn Tây).
 
Thời Lý-Trần, phần đất huyện Hoài Đức hiện nay thuộc thuộc châu Từ Liêm và huyện Từ Liêm, phủ Đông Đô, lộ Đông Đô. Thời Lê, phần đất huyện Hoài Đức hiện nay thuộc huyện Đan Phượng và huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây.
Hàng 45 ⟶ 51:
[[Tập tin:HaNoi1883.jpg|nhỏ|phải|Bản đồ phủ Hoài Đức [[tỉnh Hà Nội]] và thành [[Thăng Long|Hà Nội]] năm 1883|328x328px]]
 
Năm Gia Long thứ 4 ([[1805]]), vua [[Gia Long]] đổi tên phủ Phụng Thiên của [[Thăng Long]] (thời Hậu Lê) thành phủ Hoài Đức, với nguyên trạng phần đất Phụng Thiên cũ, gồm 2 huyện Vĩnh Thuận (tức là huyện Quảng Đức thời Hậu Lê) và [[Thọ Xương]] (hay Vĩnh Xương) thời Lê.<ref>Đại Việt địa dư toàn biên, Phương Đình [[Nguyễn Văn Siêu]], Địa chí loại quyển 5, tỉnh Hà Nội, trang 361-365.</ref> Như vậy, phủ

Phủ Hoài Đức những năm đầu nhà Nguyễn (từ những năm [[1805]]–[[1831]]) là phần đất thuộc các huyện Đan Phượng và Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Phần thuộc huyện Đan Phượng thời Nguyễn gồm các xã: Dương Liễu, Cát Quế (Quế Dương), Yên Sở... thuộc tổng Dương Liễu; Lai Xá (Lai Xá, Kim Chung),... thuộc tổng Kim Thia; Sơn Đồng thuộc tổng Sơn Đồng; Đắc Sở, Lại Yên... thuộc tổng Đắc Sở;... Phần thuộc huyện Từ Liêm thời Nguyễn gồm các xã: Vân Canh,... thuộc tổng Hương Canh; La Phù, An Khánh, An Thượng, Đông La, Vân Côn... thuộc tổng Yên Lũng;...<ref>Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ 19, Trấn Sơn Tây, phủ Quốc Oai, trang 36-37.</ref>
 
Năm [[1831]], vua [[Minh Mạng]] lập [[hà Nội (tỉnh)|tỉnh Hà Nội]]. Phủ Hoài Đức là một trong 4 phủ của tỉnh Hà Nội là: Hoài Đức, [[Ứng Hòa]], [[Thường Tín]], [[Lý Nhân]]. Đồng thời cũng trong năm này, huyện [[Từ Liêm]] dược tách ra khỏi phủ [[Quốc Oai]], [[sơn Tây|tỉnh Sơn Tây]] cho lệ vào phủ Hoài Đức, (một phần của huyện Hoài Đức ngày nay cũng theo huyện Từ Liêm nhà Nguyễn nhập vào phủ Hoài Đức). Phủ lị ở thôn Tiên Thị, huyện Thọ Xương, nay là khu vực phố Phủ Doãn, [[quận Hoàn Kiếm]], Hà Nội. Tường thành phủ chu vi 203 trượng, cao 7 thước, 2 tấc, mở 3 cưa, hào rộng 2 trượng 5 thước, tường thành hình vuông, chiều Đông Bắc – Tây Nam. Phía Bắc giáp [[phố Ấu Triệu]] hiện nay. Năm [[1833]], dời đến xã [[Dịch Vọng]], huyện Từ Liêm, do phủ kiêm lý, đắp thành phủ mới, có hào, mặt trước, nay là [[đường Nguyễn Phong Sắc]] [[cầu Giấy (quận)|quận Cầu Giấy]] Hà Nội. Năm [[1883]], tại lỵ sở phủ Hoài Đức diễn ra một [[Trận Phủ Hoài (1883)|trận kháng cự]] của [[quân đội nhà Nguyễn]] cùng [[quân Cờ Đen]] chống lại cuộc tấn công của quân đội Viễn chinh Pháp, trước khi [[nhà Nguyễn]] chính thức đầu hàng [[Pháp]].
Hàng 53 ⟶ 61:
*Huyện [[Thọ Xương]] (8 tổng: 193 phường, thôn, trại) gồm các tổng: Tả Túc, Tiền Túc, Hữu Túc, Hậu Túc, Tả Nghiêm, Tiền Nghiêm, Hữu Nghiêm, Hậu Nghiêm.
*Huyện [[Vĩnh Thuận]] (5 tổng: 57 xã, thôn, phường, trại) gồm các tổng: Thượng, Trung, Nội, Hạ, Yên Thành.
*Huyện [[Từ Liêm]] (13 tổng: 91 xã, thôn, trang, trại, phường, sở), được chuyển từ tỉnh Sơn Tây về, gồm các tổng: Thượng Hội, Thượng Trì, Hạ Trì, Phú Gia, Minh Cảo, Cổ Nhuế, Dịch Vọng, Hương Canh, Tây Đam, Thượng Ốc, Yên Lũng, La Nội, Thiên Mỗ.
 
Năm [[1888]], huyện Đan Phượng thuộc phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây, được nhập vào phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội, kéo theo một phần đất của Hoài Đức ngày nay, thuộc Đan Phượng thời đó, được nhập vào phủ Hoài Đức. Huyện Đan Phượng (9 tổng: 60 xã, thôn, châu, phường, vạn) gồm các tổng: Sơn Đồng, Hạ Hiệp, Thượng Hiệp, Kim Thia, Phượng Thượng, Dương Liễu, Đắc Sở, Thiên Mạc, Thu Vĩ.
 
Từ ngày 6 tháng 12 năm 1904, phủ Hoài Đức thuộc [[hà Đông (tỉnh)|tỉnh Hà Đông]]. Năm 19421945, thì bỏ phủ Hoài, phần đất nguyên của phủ Hoài Đức được nhập vào Hà Nội.
 
=== Huyện Hoài Đức hiện nay ===