Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Pháp Chính”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 15:
}}
 
'''Pháp Chính''' (tiếng Hán: 法正; Phiên âm: Fa Ch'eng) (176 - 220) tự '''Hiếu Trực''' (孝直), người huyện Mi, Thiểm Tây ngày nay, là một trong những mưu sĩ hàng đầu của thế lực [[Lưu Bị]] [[thời Tam Quốc]]. Ban đầu, Pháp Chính là thủ hạ của [[Lưu Chương]] - quân phiệt Tây Xuyên. Sau này, khi Lưu Bị vào đất Thục, Pháp Chính về làm mưu thần cho Lưu Bị, được bịBị rất tín nhiệm và kính trọng.
 
Pháp Chính được đánh giá là có thể "sánh với thiên tài [[Quách Gia]] của Tào Ngụy".<ref name=":0">Tam Quốc Chí - Pháp Chính truyện (NXB Văn học 2016, Bùi Thông dịch, Phạm Thành Long hiệu đính).</ref> Nhiều ý kiến cho rằng ông là một trong 2 quân sư quan trọng nhất của Lưu Bị, vai trò ngang hàng với Khổng Minh (trong đó Pháp Chính chuyên phụ trách quân sự còn Khổng Minh phụ trách việc nội trị). Việc Pháp Chính qua đời khá sớm là một tổn thất lớn về nhân sự cho Lưu Bị, khiến gánh nặng về quân sự sau này của nhà Thục Hán dồn cả vào Gia Cát Lượng.
 
== Phục vụ Lưu Chương ==
Những năm đầu thời Kiến An, thiên hạ đói nghèo, Pháp Chính cùng đồng hương Mạnh Đạt cùng vào Thục, đầu quân cho Lưu Chương. Tuy nhiên, Chương không phải người biết trọng dụng nhân tài, cho nên rất lâu sau Pháp Chính mới "leo" lên được chức Huyện lệnh Tân Đô, sau đó được phong làm Quân nghị hiệu úy. Pháp Chính có tài mà không gặp thời, lại thường xuyên bị người Thục ghẻ lạnh vì là "kẻ ngoại lai". Ông vì điều này mà thường tỏ ra buồn khổ. Quan Biệt giá Ích Châu Trương Tùng là bằng hữu của Pháp Chính, cũng cảm thấy Lưu Chương không phải nhân vật có thể thành đại sự. Trương cũng chung tâm trạng với Pháp Chính.
 
Năm Kiến An 13 (208), Trương Tùng đi sứ Tào Tháo, trở về khuyên Lưu Chương đoạn tuyệt với Tào mà quay sang giao hảo với Lưu Bị. Cùng năm đó, liên minh Lưu Bị - Tôn Quyền đại thắng Tào Ngụy tại Xích Bích, thế lực cùng thanh danh Lưu Bị vang dội, khiến Lưu Chương rất tin tưởng cử ngay Trương Tùng đi sứ sang gặp Lưu Bị. Trương Tùng nhân cơ hội này tiến cử Pháp Chính cho Bị. Ban đầu Chính còn thoái thác, nhưng rồi cũng phải "bất đắc dĩ" tới diện kiến Lưu Bị. Lưu Bị gặp được Pháp Chính thì ''"dùng ân đức thu nạp"'', khiến Pháp Chính cảm thấy Bị xứng đáng là minh chủ "hùng tài đại lược", có thể theo phò tá.<ref name=":0" />
 
Năm Kiến An 16 (211), Lưu Chương nghe tin Tào Tháo chuẩn bị chinh phạt Trương Lỗ, Chương vô cùng lo sợ Tào "nuốt" xong Hán Trung sẽ nhòm ngó ích Châu. Trương Tùng khuyên Lưu Chương "đón" Lưu Bị vào Thục, để Bị thảo phạt Trương Lỗ, chiếm Hán Trung. Pháp Chính nhận lệnh làm sứ giả sang "mời" Lưu Bị đưa quân vào Thục. Đây cũng là thời điểm Pháp Chính "chính thức" phản lại Lưu Chương, hiến kế cho Bị. ''"Các hạ (Lưu Bị) là anh tài cái thế, Lưu Chương vô năng không thể làm minh chủ. Nay Trương Tùng làm nội ứng, giúp đoạt Ích Châu. Dùng Ích Châu trù phú làm căn cơ, lấy địa thế hiểm trở làm chỗ dựa mà thành đại nghiệp, dễ như trở bàn tay''”.<ref name=":1">Tam Quốc Chí - Lưu Chương truyện (NXB Văn học 2016, Bùi Thông dịch, Phạm Thành Long hiệu đính).</ref> Pháp Chính trở về Ích Châu, âm thầm mưu tính cùng Trương Tùng, quyết định "ngầm" tôn Lưu Bị làm chủ.
 
Năm Kiến An 17 (212), Lưu Bị vờ bằng lòng với Lưu Chương thảo phạt Trương Lỗ, dẫn quân tiến vào Gia Manh (tên địa danh). Sự việc bại lộ khiến Trương Tùng bị giết, Lưu Bị hoàn toàn "trở mặt" với Lưu Chương, xua quân tấn công Thành Đô. Quan Tòng sự Trịnh Độ hiến kế Lưu Chương dùng kế cố thủ "khiến quân Lưu Bị không đánh mà tan". Bị vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, Pháp Chính nêu ra nhận định, Lưu Chương mặc dù bất tài, nhưng cũng là quan Châu mục yêu dân, cho nên sẽ không sử dụng kế sách phương hại đến dân chúng. Quả nhiên, Lưu Chương nói - ''"Ta nghe nói đánh địch để an dân, chưa nghe nói dùng dân để chống địch", ''và bác bỏ phương án của Trịnh Độ.<ref name=":1" />
 
ChinhPháp Chính khuyên Lưu Chương đầu hàng, ông phân tích tình hình chính sự, nhưng mục đích chính lại là công tâm kế, đánh mạnh vào điểm yếu nhân nghĩa của Chương: “trăm họ ngày một khốn đốn”,“bách tính chẳng thể kham nổi lao dịch”<ref name=":0" />Sau đó, Lưu Chương đầu hàng với lý do không đành để dân chúng phải chịu khổ sở chiến tranh. Chiếm được Tây Xuyên, Bị phong cho Chính làm Thái thú Thục quận, Dương Vũ tướng quân, ngoài thống lĩnh kinh kỳ, trong làm Tham mưu trưởng.
 
== Trọng thần của Lưu Bị ==
Dòng 41:
Năm Kiến An 22 (217), Tào Tháo sau khi dễ dàng hàng phục Trương Lỗ, không tiếp tục xua quân đánh Ích Châu, mà chỉ để lại Hạ Hầu Uyên, Trương Hợp cố thủ Hán Trung. Pháp Chính lập tức hiến kế lên Lưu Bị, nêu rõ nhận định Tào Ngụy chắc chắn có vấn đề nội bộ, và chỉ ra ý nghĩa của việc đoạt Hán Trung - ''"Thượng, có thể thảo phạt 'quốc tặc' (chỉ Tào Tháo), tôn vinh Hán thất, chiếm lấy 2 châu Ung - Lương, mở rộng quốc thổ. Hạ, đoạt được địa bàn 'cốt lõi', phục vụ chiến lược lâu dài".''<ref name=":0" /> Lưu Bị rất tán đồng quan điểm của Pháp Chính, bèn dẫn quân đánh Hán Trung. Trong chiến dịch công chiếm [[Hán Trung]], Pháp Chính là quân sư của Lưu Bị; nhờ những sách lược của ông, quân Tào đã bị đánh bại hoàn toàn và Hán Trung rơi vào tay Lưu Bị. Lấy được Hán Trung là một trong những chiến thắng trọng yếu của Thục Hán, giúp Thục hình thành cục diện "tam phân thiên hạ" với Ngô - Ngụy về sau.
 
Nghe tin Pháp Chính là người hiến kế cho Lưu Bị, Tào Tháo cảm khái nói - ''"Ta đã biết Huyền Đức không có khả năng thực hiện việc này, tất phải có người bày mưu hắn".''<ref name=":3">{{Chú thích web|url=https://www.tienphong.vn/van-nghe/giai-ma-thoi-tam-quoc-ta-than-phap-chinh-muu-loan-chien-truong-1082851.tpo|title=Giải mã thời Tam quốc: 'Tà thần' Pháp Chính mưu loạn chiến trường}}</ref>
 
“Tiên chủ giao chiến với Tào Công, ở thế không lợi, nên lui binh, mà Tiên chủ tức giận không chịu lùi về, chẳng ai dám can. Tên bay như mưa, Chính bèn tới chắn trước Tiên chủ, Tiên chủ nói: Hiếu Trực tránh ra! Chính nói: Minh công còn đem thân xông pha tên đạn, huống chi là tiểu nhân. Tiên chủ bèn nói: Hiếu Trực, ta với ngươi cùng lui. Rồi lùi về.”<ref name=":20">Tam Quốc Chí - Lưu Tiên chủ truyện (NXB Văn học 2016, Bùi Thông dịch, Phạm Thành Long hiệu đính).</ref>
 
Năm Kiến An thứ 24 (219, Hán Hiến Đế), Lưu Bị tự lập làm Hán Trung Vương, phong Pháp Chính làm Thượng thư lệnh, kiêm Hộ quân tướng quân.
Dòng 52:
== Đánh giá ==
 
''"Tiên chủ truyền nói: Gia Cát Lượng là trọng thần, Pháp Chính là mưu chủ".''<ref name=":2">Tam Quốc Chí - Lưu Tiên chủ truyện (NXB Văn học 2016, Bùi Thông dịch, Phạm Thành Long hiệu đính).</ref>
 
Sử gia Trần Thọ khen ngợi năng lực quân sự của Pháp Chính là'' "có thể sánh với 'thiên tài' Quách Gia của Tào Ngụy".''<ref name=":0" /> Trần Thọ bình luận rằng "[[Bàng Thống]] với [[Tuân Úc]] gần như một cặp, Pháp Chính và [[Trình Dục]], [[Quách Gia]] cũng tương đương vậy".