Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đế quốc Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Đã lùi lại sửa đổi 62370247 của 58.186.106.57 (thảo luận)
Thẻ: Lùi sửa
Dòng 4:
Sau khi [[Lục quân Đế quốc Nhật Bản]] đánh chiếm toàn Đông Dương trong [[Thế chiến 2]], theo kế hoạch của Nhật Bản, triều đình [[nhà Nguyễn]] tuyên bố xóa bỏ [[Hiệp ước Patenôtre]] nhằm xóa bỏ triệt để thế lực của Pháp ở [[Liên bang Đông Dương|Đông Dương]]. Tháng 3/1945, [[Hoàng đế Bảo Đại]] đang đi săn thì bị quân Nhật giữ lại rồi đưa về kinh thành Huế để ký vào bản tuyên cáo độc lập và thành lập chính quyền mới thân phát-xít Nhật tại [[Việt Nam]], với chính phủ do [[Trần Trọng Kim]] làm [[Thủ tướng Việt Nam|Thủ tướng]]<ref>[http://www.vietnamvanhien.net/motcongiobui.pdf Một Cơn Gió Bụi (Hồi ký của Lệ Thần Trần Trọng Kim),Chương 4: Ra Huế lập chính phủ, Tạp chí Văn hóa Nghệ An], Trích: "Trước kia nước Pháp giữ quyền bảo hộ nước ta, nay đã không giữ được nước cho ta, để quân Nhật đánh đổ, vậy những điều trong hiệp ước năm 1884 không có hiệu quả nữa, nên bộ thượng thư đã tuyên hủy hiệp ước ấy. '''Trẫm phải đứng vai chủ trương việc nước và lập chính phủ để đối phó với mọi việc'''".</ref>, còn [[Bảo Đại]] được [[Đế quốc Nhật Bản]] công nhận là vua của Đế quốc Việt Nam. Tuy có nội các nhưng Đế quốc Việt Nam thực chất vẫn là nền [[quân chủ chuyên chế]] mà không phải là nền [[quân chủ lập hiến]] như ở [[Anh]], [[Đế quốc Nhật Bản]], [[Hà Lan]]... do Đế quốc Việt Nam không có Quốc hội, cũng không có [[Hiến pháp]]. Mặt khác, Đế quốc Nhật Bản vẫn nắm quyền chi phối hoạt động của Đế quốc Việt Nam, ngay cả các Bộ trưởng của Đế quốc Việt Nam không thể làm được việc gì nếu không được cố vấn tối cao Nhật Bản đồng ý<ref name="thanhnien.com.vn">[http://www.thanhnien.com.vn/van-hoa-nghe-thuat/nhung-ngay-lam-vua-cuoi-cung-cua-hoang-de-bao-dai-ky-2-thong-diep-gui-tuong-de-gaulle-604356.html Những ngày làm vua cuối cùng của hoàng đế Bảo Đại - Kỳ 2: Thông điệp gửi tướng De Gaulle], Sep 4, 2015, Báo Thanh niên.</ref>.
 
Theo các tài liệu lịch sử của [[Việt Nam]] cũng như của nước ngoài, Đế quốc Việt Nam là chính quyền do [[Đế quốc ViệtNhật namBản]] dựng lên và không có thực quyền<ref>Lebra, Joyce C. Japan's Greater East Asia Co-Prosperity Sphere in World War II: Selected Readings and Documents. New York: Oxford University Press, 1975, p. 157, 158, 160.</ref><ref name="dinhxuanlam"/>. Giới sử gia phương Tây xếp nó chung với các [[chính phủ bù nhìn]] do Nhật thành lập tại các nước bị họ chiếm đóng trong thế chiến thứ 2 như [[Mãn Châu quốc]], [[Chính phủ Uông Tinh Vệ]], [[Mông Cương]], [[Philippines|Đệ nhị Cộng hòa Philippines]]...<ref name=pup /> Cùng với sự bại trận của Nhật Bản trong thế chiến, tất cả các chính phủ này đều tự sụp đổ hoặc bị Đồng Minh giải thể trong năm 1945<ref name=pup>Organization and order or batte of militaries in World war II: Germany's and Imperial Japan's allies & Puppet states. P 5-7.</ref>. Chính vua Bảo Đại sau này cũng xác nhận rằng nước Việt Nam chỉ là vật hiến tặng của Pháp cho phát xít Nhật và không có được độc lập thực sự.<ref name=tuanb />
 
Tháng 8/1945, khi Nhật Bản sắp sửa bại trận, [[Bảo Đại]] đã gửi thư cho Tổng thống Mỹ, vua nước Anh, Thống chế Trung Hoa và Pháp đề nghị công nhận Đế quốc Việt Nam là chính phủ đại diện của Việt Nam. Tuy nhiên tất cả các bức thư đều không được hồi âm, bởi theo [[Tuyên bố Cairo]], các nước trong khối Đồng Minh sẽ không công nhận bất cứ chính phủ nào do [[Đế quốc Nhật Bản]] thành lập tại các lãnh thổ chiếm đóng.