Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wikipedia:Thảo luận”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 1.434:
<!-- Tin nhắn của Thành viên:Johan (WMF)@metawiki gửi cho mọi người trong danh sách tại https://meta.wikimedia.org/w/index.php?title=User:Johan_(WMF)/Tech_News_target_list_1&oldid=20156263 -->
 
=={{main|Wikipedia:Thảo luận/Đề xuất áp dụng quyền Giám sát viên tại Wikipedia tiếng Việt ==}}
Chào mọi người, nạn phá hoại do rối gây ra tại Wikipedia vẫn đang là một vấn đề nan giải. Ngoài ra nhiều tài khoản giả mạo những người dùng khác và những tên tài khoản mang tính tục tĩu, lăng mạ, và công kích cá nhân khác cũng xuất hiện không ít. Tuy đa phần những tài khoản này đều đã bị cấm, nhưng do chúng vẫn chưa bị ẩn, nên ngay cả những người dùng bình thường hay thậm chí là không cần đăng nhập vẫn có thể thấy những tài khoản này. Bảo quản viên không thể ẩn đi những thứ như vậy, nhưng Giám sát viên với quyền <code>'hideuser'</code> có thể triệt bỏ tên người dùng khỏi tất cả các trang đã qua sửa đổi và các mục nhật trình khi cấm người đó. Vì vậy cá nhân mình nghĩ rằng dự án chúng ta cần các Bảo quản viên đáng tin cậy đứng ra làm Giám sát viên để có thể giải quyết những vấn đề này.
 
Dưới đây là các quyền của các người dùng trong nhóm Giám sát viên (Oversighter) trích từ [[:meta:Oversight policy/vi|Chính sách dành cho Giám sát viên]] (trên Meta):
#'''Xóa thông tin cá nhân không công khai''' chẳng hạn như số điện thoại, địa chỉ nhà, nơi làm việc hay tiết lộ nhân dạng của những bút danh hay cá nhân vô danh đã không công khai danh tính của họ, hoặc của những cá nhân công khai danh tính nhưng không công khai phần thông tin cá nhân đó.
#'''Xóa thông tin có khả năng bôi nhọ''', khi:
#*làm theo tư vấn của luật sư Wikimedia Foundation hay
#*trường hợp bôi nhọ quá rõ ràng, và không có lý do liên quan đến việc biên tập để giữ lại phiên bản này.
#'''Xóa thông tin vi phạm bản quyền''' theo tư vấn của luật sư Wikimedia Foundation.
#'''Ẩn những tên người dùng mang tính công kích trắng trợn khỏi các danh sách tự động và nhật trình''', mà không làm rối lịch sử sửa đổi. Công kích trắng trợn là một cái tên rõ ràng chỉ nhằm mục đích bôi nhọ, đe dọa, phỉ báng, lăng mạ hoặc quấy rối một người nào đó.
 
Mong nhận được ý kiến từ mọi người. --[[Thành viên:A|<span style="color:#006699">阿</span>]]<nowiki>·</nowiki>[[Thảo luận thành viên:A|<span style="color:#990000">𠴍信</span><span style="color:#339966">朱碎</span>]] 12:14, ngày 9 tháng 6 năm 2020 (UTC)
 
;Đồng ý
#{{OK}} Hoàn toàn nhất trí. Thân mến &ndash;&nbsp;[[User:JohnsonLee01|<span style="font-variant: small-caps;">Le Duc Anh</span>]]&nbsp;<sup>([[USER_talk:JohnsonLee01|💬]]|[[Đặc biệt:Đóng góp/JohnsonLee01|📝]])</sup> 12:37, ngày 9 tháng 6 năm 2020 (UTC)
#::Sao trùng hợp thế, tôi cũng đang nghĩ đến việc thành lập chức danh giám sát viên trên Wikipedia tiếng Việt, nhưng với vai trò chính là giám sát các BQV, ĐPV và thu thập thông tin, dữ liệu sai phạm, khiếu nại từ các thành viên khác để lập một bản danh sách nhằm đưa ra bỏ phiếu bất tín nhiệm. Cá nhân tôi thấy việc chống rối, xóa thông tin vpbq thì các DPV, BQV hay tuần tra viên có thể làm được, không cần thiết phải tạo một chức danh riêng nữa. Ngoài ra, việc giám sát hoạt động của các BQV, ĐPV hiện nay hầu như không có, dễ dẫn đến lạm quyền, xử lý cảm tính. Thêm nữa, không phải ai cũng có thể đưa một BQV hay ĐPV ra bỏ phiếu bất tín nhiệm vì có quy định tài khoản phải đủ điều kiện quy định. Tôi nghĩ chức danh không chính thức này sẽ đóng vai trò như cơ quan Viện kiểm sát ngoài đời thực, những GSV sẽ được chính cộng đồng bầu ra và chỉ bị miễn nhiệm thông qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, bù lại, các GSV có thể tiến hành bỏ phiếu miễn nhiệm trực tiếp các BPV, ĐPV khi thu thập đủ bằng chứng mà không cần thông qua cộng đồng và cuộc biểu quyết "riêng tư" của các GSV này sẽ tuân theo nguyên tắc bỏ phiếu và tỉ lệ nhất định. Điều này sẽ tạo ra tính thống nhất rất lớn, ngăn ngừa tình trạng lạm quyền cũng như tránh khỏi những lá phiếu "cho có" của cộng đồng. Việc này có hai cái lợi lớn: thứ nhất, tránh cho GSV bị ảnh hưởng bởi các quyết định nếu việc biểu quyết được thực hiện trong phạm vi cộng đồng, thứ 2, một khi thống nhất thông qua bỏ phiếu, các GSV có thể thẳng tay "trảm" những ĐPV, BQV khi thu thập đủ bằng chứng, tránh trường hợp khi đưa ra cộng đồng lại "du di", "vuốt mặt nể mũi". Chức năng giám sát của cộng đồng đôi khi không được hiệu quả, dẫn đến chuyện muốn đưa ra bỏ phiếu mà không được, khi bỏ phiếu rồi thì lại bênh vực. GSV sẽ giải quyết tất cả những điểm vướng mắc trên. Nói nôm na, có thể ví đây như cơ chế "Lưỡng quyền phân lập" vậy. [[User:Nguyenhai314|<span style="background:black;color:red;border-radius:40px;">&nbsp;'''≾≾≾ ๖ۣۜDeath ๖ۣۜPenalty ≿≿≿'''&nbsp;</span>]] <sup>[[User talk:Nguyenhai314|☬ To Talk or To Be Killed ☬]]</sup> 13:15, ngày 9 tháng 6 năm 2020 (UTC)
#:::{{ping|Nguyenhai314}} Thực ra tuy gọi là Giám sát viên nhưng Giám sát viên trên Wikimedia không phải là [https://meta.wikimedia.org/wiki/Special:ListGroupRights#oversight để giám sát người khác] mà chỉ có các quyền như đã ghi trong này. Công việc giám sát như bạn đã đề xuất theo mình nghĩ sẽ phù hợp với Uỷ ban trọng tài hơn ([[:meta:Arbitration Committee|Arbitration Committee]]), coi như là một hội đồng giám sát, giải quyết khiếu nại về BQV ĐPV HCV và giải quyết những tranh chấp khác...--[[Thành viên:A|<span style="color:#006699">阿</span>]]<nowiki>·</nowiki>[[Thảo luận thành viên:A|<span style="color:#990000">𠴍信</span><span style="color:#339966">朱碎</span>]] 13:29, ngày 9 tháng 6 năm 2020 (UTC)
#{{ok}} Nhưng mình nghĩ nên nói Wikimedia cấp thẳng quyền này cho Bảo quản viên cũng được, vì cơ bản theo ý kiến của mình thì thấy không có gì đặc biệt, cũng chỉ là một dạng thao tác xóa bình thường (nhưng triệt để hơn), không phải là một chức năng gây tranh cãi như Kiểm định viên, và cũng đỡ mất thời gian bầu bán không cần thiết. [[Thành viên:P.T.Đ|P.T.Đ]] ([[Thảo luận Thành viên:P.T.Đ|thảo luận]]) 18:23, ngày 9 tháng 6 năm 2020 (UTC)
#:{{ping|P.T.Đ}} Vấn đề là Wikimedia đòi hỏi khá cao cho quyền này, tuy không phải như Kiểm Định Viên có thể truy được địa chỉ IP của người dùng, nhưng Giám Sát viên là những người có thể ẩn những nội dung, tên người dùng nhạy cảm, và chỉ có họ mới có quyền xem nhật trình ẩn này (cả BQV, HCV cũng không có quyền này) nên GSV phải là một BQV đáng tin cậy. Bên Meta vì thề yêu cầu nếu Wiki không có Uỷ Ban trọng tài chọn GSV, thì phải được bầu qua biểu quyết. Quy định bên Meta ghi là tầm 25-30 phiếu với 70-80% đồng thuận, nhưng mình nghĩ điều này khá khó khăn ở Wiki tiếng Việt nên chúng ta có thể giảm số phiếu cần thiết xuống 15 hoặc 20 (vả lại ở các Wiki khác nhau cũng đều có [[:meta:Oversight policy/Local policies|những chính sách bầu cử khác nhau]] nên mình nghĩ là có thể hạ số phiếu cần thiết xuống).--[[Thành viên:A|<span style="color:#006699">阿</span>]]<nowiki>·</nowiki>[[Thảo luận thành viên:A|<span style="color:#990000">𠴍信</span><span style="color:#339966">朱碎</span>]] 18:44, ngày 9 tháng 6 năm 2020 (UTC)
#::Ok. Mình nghĩ nếu Meta yêu cầu cao vậy có lẽ là do động chạm một phần đến quyền riêng tư cá nhân. Chợt nghĩ nếu xã hội thực mà có khả năng này thì cũng "kinh" nhỉ, giống như tiểu thuyết 1984, "hóa hơi" một cá nhân từng tồn tại, từ danh tính, lịch sử đến cả trong trí nhớ hay trong một ảnh chụp. Nên nếu theo quan điểm này thì quyền GSV có lẽ cũng khá "thú vị". <code>:D</code> [[Thành viên:P.T.Đ|P.T.Đ]] ([[Thảo luận Thành viên:P.T.Đ|thảo luận]]) 19:09, ngày 9 tháng 6 năm 2020 (UTC)
#:::{{ping|A}} Không thể hạ điều kiện số phiếu tối thiểu xuống được, như tiếp viên [[m:User:MarcoAurelio|MarcoAurelio]] đã tuyên bố ở [[m:Requests for comments/The regulation on Vietnamese Wikipedia opposed Checkuser policy of Wikimedia Foundation#Discussion]]: ''The wikis may set stricter criteria than the global one (e.g.: requiring more % of support, or more voters, or both), but never a softer one.'' Wikipedia tiếng Việt hạ điều kiện số phiếu tối thiểu bầu Kiểm định viên xuống thì [[Wikipedia:Thảo luận#Thông báo từ Uỷ ban Thanh tra về quá trình bổ nhiệm CheckUser|Ủy ban Thanh tra tuýt còi]] ngay, bắt [[Thảo luận Wikipedia:Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt#Cần đổi quy chế|sửa lại theo đúng quy định CheckUser toàn cầu]], bạn A không thấy sao? [[Thành viên:Tranminh360|Tranminh360]] ([[Thảo luận Thành viên:Tranminh360|thảo luận]]) 04:57, ngày 15 tháng 6 năm 2020 (UTC)
# {{OK}} Tôi nghĩ là cần thiết cho dự án, như P.T.Đ, đặt quyền này vào BQV, HCV hay KĐV sẽ tốt hơn, khỏi bầu cử. [[User:Alphama|<span style="background:#16BCDA;color:white;border-radius:4px;">&nbsp;A l p h a m a&nbsp;</span>]] <sup><span style="background:yellow;border-radius:3px;">[[User talk:Alphama|Talk]]</span></sup> 01:25, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)
#:{{YK}} {{ping|Alphama}} Đây cũng là một phương án tiện lợi, nhưng theo kinh nghiệm mới mà mình mới "gặt hái" trong thời gian gần đây, thì Meta có hơi quan liêu(?), các tiếp viên bên đó quá để ý đến mấy chi tiết nhỏ nhặt, chẳng hạn nếu không làm đúng quy trình hoặc có một vài điểm gì đó mà họ cho là không thực sự ổn thì họ nằng nặc từ chối cấp quyền ngay (mặc dù bằng cách này giúp ngăn chặn các trường hợp gian lận). Vì thế không rõ là có thể yêu cầu cấp quyền này hẳn cho BQV, HCV hay KĐV mà không thông qua bầu cử được không trừ khi Wiki tiếng Việt có Uỷ ban trọng tài quyết định ai là GSV như mấy Wiki khác. Xin cả hai bạn {{u|Tuanminh01}} và {{u|Trần Nguyễn Minh Huy}} cho ý kiến.--[[Thành viên:A|<span style="color:#006699">阿</span>]]<nowiki>·</nowiki>[[Thảo luận thành viên:A|<span style="color:#990000">𠴍信</span><span style="color:#339966">朱碎</span>]] 06:39, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)
#::Đúng vậy, chính sách toàn cục của Meta không cho phép trao quyền này cho các bảo quản viên, trừ phi được bầu cử hoặc được ủy nhiệm bởi Ủy ban Trọng tài. Tôi nghĩ việc này hợp lý, vì oversight có khả năng thao túng những việc mà ''chỉ có mình họ biết'', không một người dùng nào theo dõi được oversight đang làm gì và sẽ xử lý các thông tin mà họ "triệt" đi theo cách nào, đặc biệt nhiều khả năng có dính dáng đến pháp luật. Oversight cũng được yêu cầu phải xác minh danh tính như CheckUser dù mức độ "thông tin riêng tư" mà họ dính líu tôi nghĩ ít quan trọng hơn CheckUser. Nếu cộng đồng xác định cần có Oversight thì mọi thủ tục liên quan đến nó cũng sẽ được tiến hành y như CheckUser (bầu bán, kiểm đếm phiếu, khai báo v.v...), không thể khác được. --[[User:Trần Nguyễn Minh Huy|'''<span style="color:green;">minhhuy</span>''']] <sup>([[User talk:Trần Nguyễn Minh Huy|thảo luận]])</sup> 06:50, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)
 
;Chưa đồng ý
 
;Ý kiến
# {{YK}} Xin hỏi một vài câu:
##Giám sát viên (GSV) có khả năng tìm và ẩn đi tên người dùng ra khỏi những trang không phải là danh sách tự động hay không? (vd: trang thảo luận, phiên bản cũ của một trang bất kì,...)
##Có khả năng truy cập trang thành viên và thảo luận thành viên của một người dùng đã bị GSV xóa tên không?
##Đọc qua chính sách thì mình thấy quyền này tương đối giống với quyền KĐV (cần đủ tuổi, am hiểu chính sách về quyền riêng tư, số phiếu thuận và tỷ lệ đồng ý cũng giống nhau). Vì thế không biết kết quả của cuộc biểu quyết sửa đổi điều lệ chọn kiểm định viên có thể áp dụng với quyền này không nhỉ?
#:Mình đang rất hào hứng chờ quyền thành viên này được thông qua ở Wikipedia tiếng Việt, cứ phải ẩn tên người dùng hoài cũng mệt lắm. <font size="2.9669">''[[Thành viên:Q.Khải|<font color="blue">a</font>]]<sup>2</sup> + [[Thảo luận Thành viên:Q.Khải|<font color="yellow">b</font>]]<sup>2</sup> = [[Đặc biệt:Đóng góp/Q.Khải|<font color="green">c</font>]]<sup>2</sup>''</font> 02:05, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)
#::{{ping|Q.Khải}} Theo như thông tin mà mình biết được thì GSV có cái quyền gọi là <code>(suppressrevision)</code>, ẩn phiên bản trang khỏi toàn bộ người dùng, chỉ có họ mới có quyền xem và phục hồi phiên bản này. Do chưa thấy GSV hoạt động bao giờ nên thực sự mình cũng không rõ lắm. Ta có thể liên hệ với Tiếp viên nhờ họ surpress thông tin nhạy cảm nào đó thử vị họ có quyền tự phong quyền GSV cho các dự án không có GSV, để xem phiên bản đã bị xóa <code>(deleterevision)</code> có xuất tồn tại trong lịch sử bài viết không cũng như là để xem nó có thực sự hiệu quả không.--[[Thành viên:A|<span style="color:#006699">阿</span>]]<nowiki>·</nowiki>[[Thảo luận thành viên:A|<span style="color:#990000">𠴍信</span><span style="color:#339966">朱碎</span>]] 07:14, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)
#:::{{ping|Q.Khải|A}} Không có gì khác biệt so với nút {{button|Thay đổi mức khả kiến của các phiên bản được chọn}} trong lịch sử trang cả, ngoại trừ việc có thêm một ô chọn với nội dung như "Triệt bỏ dữ liệu không cho bảo quản viên và các người dùng khác thấy". Nghĩa là bạn vẫn phải xóa thủ công các mục nhật trình y như hiện tại, chỉ có điều thứ mà bạn xóa thì tôi hay người dùng khác có quyền "Xem và hiện/ẩn các phiên bản trang" vẫn xem được bằng cách lục lại nhật trình xóa, còn với Oversight thì họ "triệt để xóa" nó vào một góc tận cùng của cơ sở dữ liệu, chỉ có chính Oversight hay các người dùng cấp cao hơn như Tiếp viên mới xem được mà thôi. Nói chung ở các dự án Wikimedia thì không có thứ gì bị xóa đi hoàn toàn cả, nôm na là nó chỉ "ẩn" đi, và "ẩn" với bao nhiêu người mà thôi. --[[User:Trần Nguyễn Minh Huy|'''<span style="color:green;">minhhuy</span>''']] <sup>([[User talk:Trần Nguyễn Minh Huy|thảo luận]])</sup> 07:25, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)
#::::Và nếu có thứ gì đó "tiện lợi hơn" theo cách nghĩ của bạn Q.Khải, thì đó là Oversight có thêm một tùy chọn "ẩn tên người dùng" trong giao diện cấm thành viên, tức là vừa cấm xong thì ẩn luôn tên, sửa đổi cũng như tác vụ mở tài khoản liên quan của người dùng đó ra khỏi cơ sở dữ liệu công cộng, không cần phải đi lục lại nhật trình cấm để "ẩn" đi như cách mà chúng ta vẫn làm <code>:^)</code> --[[User:Trần Nguyễn Minh Huy|'''<span style="color:green;">minhhuy</span>''']] <sup>([[User talk:Trần Nguyễn Minh Huy|thảo luận]])</sup> 07:28, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)
#:{{outdent|:::}}
#:Quyền GSV cũng có cái tiện của nó, nhưng nếu phải đòi hỏi bầu cử như KĐV như vậy thì đúng là có hơi khó khăn và hơi mất công. Theo bạn {{u|Trần Nguyễn Minh Huy}} thì ta có nên đợi khi nào Wiki thành lập Uỷ ban trọng tài khi đó sẽ do Uỷ ban này bổ nhiệm GSV?--[[Thành viên:A|<span style="color:#006699">阿</span>]]<nowiki>·</nowiki>[[Thảo luận thành viên:A|<span style="color:#990000">𠴍信</span><span style="color:#339966">朱碎</span>]] 07:36, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)
#::{{ping|A}} Với thực trạng cộng đồng neo người như chúng ta thì tôi thấy ngày thành lập Ủy ban Trọng tài còn xa, và rõ ràng tỉ lệ bầu bán các thành viên vào vị trí trọng tài viên thậm chí còn... cao hơn hẳn CheckUser lẫn Oversight <code>:^(</code> Chính vì thấy tương lai của việc có Ủy ban Trọng tài quá xa vời nên tôi mới không phản đối việc có Oversight vào lúc này đấy chứ <code>:^)</code> --[[User:Trần Nguyễn Minh Huy|'''<span style="color:green;">minhhuy</span>''']] <sup>([[User talk:Trần Nguyễn Minh Huy|thảo luận]])</sup> 07:43, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)
#:::Ngoài ra thì một trọng tại viên cũng ''thường'' sẽ giữ luôn quyền CheckUser lẫn Oversight để có công cụ thực thi quyền trọng tài, mà với tình hình cộng đồng ngần ngại chuyện quốc tịch như cuộc biểu quyết của ThiênĐế98 vừa rồi thì tôi thấy nếu thành lập Ủy ban Trọng tài chắc chỉ có mỗi DHN và Mxn ngồi trong đó, cũng không khác mấy hiện giờ. --[[User:Trần Nguyễn Minh Huy|'''<span style="color:green;">minhhuy</span>''']] <sup>([[User talk:Trần Nguyễn Minh Huy|thảo luận]])</sup> 07:55, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)
#::::Mình vừa xem bên en thì quả đúng là cả toàn bộ mười trọng tài viên đều có cả hai quyền Oversight và CheckUser, như vậy thì Uỷ ban trọng tài quả thực là một ước mơ xa vời, ít nhất là vào thời điểm hiện tại và chuyện chọn Oversight thông qua bầu cử có vẻ sẽ thực tế hơn. --[[Thành viên:A|<span style="color:#006699">阿</span>]]<nowiki>·</nowiki>[[Thảo luận thành viên:A|<span style="color:#990000">𠴍信</span><span style="color:#339966">朱碎</span>]] 08:09, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)
# {{YK}} Oversight chỉ có khả năng ẩn đi những thông tin nhạy cảm khiến cho cả bảo quản viên cũng không thể xem lại được, nó không thực sự có ảnh hưởng đến quan hệ cộng đồng là điều mà Wikipedia tiếng Việt đang thiếu (kiểm định viên, Ủy ban Trọng tài). Tôi không phản đối việc Wikipedia tiếng Việt có oversight, nhưng cũng không cho rằng quyền này hiện đang ''cần thiết''. Wikipedia tiếng Việt hiện có tận hai nhóm người dùng là eliminator và sysop có khả năng ẩn các sửa đổi hay thông tin riêng tư khỏi công chúng, và chưa từng xảy ra một vụ việc nào nghiêm trọng đến mức cần phải triệt để xóa thông tin đi không cho bảo quản viên thấy (quyền này hữu hiệu ở Wikipedia tiếng Anh bởi số lượng sysop là quá lớn nên làm tăng rủi ro thông tin nhạy cảm bị ai đó lạm quyền sysop để "lén xem", trong khi chúng ta chỉ có 23 người và chưa tới 10 eliminator, quá nửa lại không hoạt động). Việc yêu cầu tiếp viên trực tiếp triệt bỏ phiên bản cũng không quá nhiêu khê hay phải trình bày dài dòng như với checkuser. Vì vậy nên trong tình hình thực tế thì tôi thấy có thêm Oversight cũng chẳng giúp ích gì cho Wikipedia tiếng Việt. --[[User:Trần Nguyễn Minh Huy|'''<span style="color:green;">minhhuy</span>''']] <sup>([[User talk:Trần Nguyễn Minh Huy|thảo luận]])</sup> 04:06, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)
#{{YK}} Một năm chúng ta phải dùng quyền này mấy lần? Nếu ít quá thì nhờ oversighter toàn cầu trên meta cho nhanh, đỡ phải bầu cử. Thân mến. [[Thành viên:Tuanminh01|Tuanminh01]] ([[Thảo luận Thành viên:Tuanminh01|thảo luận]]) 06:05, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)
#{{YK}} Việc bầu phiếu cộng đồng là bắt buộc, vị trí có công cụ đặc quyền hơn cả các công cụ hiện tại trên wiki tiếng Việt => bầu phiếu ứng viên mà không đủ phiếu thì nên chấp nhận thất cử và không có ứng viên đảm nhiệm, tránh trường hợp vừa có chìa vừa có khóa. Một ứng viên uy tín cũng chỉ mang tính tương đối, hành động luôn biến thiên theo tần số dao động hoàn cảnh. Tương tự, có cơ chế bầu => phải có cơ chế bãi.[[Thành viên:Nacdanh|Nacdanh]] ([[Thảo luận Thành viên:Nacdanh|thảo luận]]) 07:06, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)
 
== Xin ý kiến tên bài [[Thảo luận:Vùng nước]] ==