Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cách mạng 1989”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 206:
==={{Flagicon|Romania}}Romania ===
{{chính|Cách mạng România}}
Không giống như các nước Đông Âu khác, [[România|Romania]] đã không bao giờ trải qua bất cứ [[phong trào bài Stalin]] nào, thế nhưng quốc gia này đã tự tách mình khỏi sự thống trị của Liên Xô từ những năm 1960.
 
Tháng 1 năm 1989, Ceauşescu, tái cử thêm 5 năm với cương vị là lãnh đạo của Đảng Cộng sản Rumani ở độ tuổi 71. Sự kiện này cho thấy Ceausescu vẫn có ý định duy trì quyền lực trước bối cảnh các cuộc nổi dậy chống cộng sản đang càn quét phần còn lại của Đông Âu.
 
Khi Ceauşescu chuẩn bị lên đường cho một chuyến thăm cấp nhà nước tới [[Iran]], lực lượng Securitate của ông đã ra lệnh bắt giữ và trục xuất một bộ trưởng địa phương nói tiếng Hungary có tên là László Tőkés vào ngày 16 tháng 12, với lý do "phản đối chế độ". Tőkés bị bátbắt giam, dẫn tới các cuộc bạo loạn nghiêm trọng trên toàn quốc nổ ra đòi thả tự do cho Tõkes. Các cuộc bạo loạn khởi đầu ở [[Timișoara|Timisoara]] vào ngày 16 tháng 12, và kéo dài liên tục trong 5 ngày.
 
Khi trở về từ Iran, Ceauşescu đã ra lệnh sắp đặt một cuộc biểu tình quần chúng ủng hộ ông bên ngoài trụ sở đảng Cộng sản ở Bucharest. Tuy nhiên, thật bất ngờ, đám đông chuyển sang la ó Ceausescu khi ông ta phát biểu. Sau khi nhận được thông tin từ các đài phát thanh phương Tây về những cuộc nổi dậy ở Timisoara và Bucharest, những năm tháng âm ỉ nỗi bất bình với sự đàn áp của chính phủ đã thúc đẩy nhân dân Romania đấu tranh lật đổ chính quyền hiện thời, và các cuộc biểu tình lan rộng trong cả nước.
 
Lúc đầu, các lực lượng an ninh tuân thủ lệnh của [[Ceausescu]] và bắn vào người biểu tình, nhưng đến sáng ngày 22 Tháng 12, quân đội Rumani đột nhiên thay đổi thái độ. Xe tăng của quân đội đã bắt đầu chuyển hướng tới trụ sở Ủy ban Trung ương Đảng với đám đông quần chúng tràn ngập bước theo. Những người nổi loạn phá tung các cửa ra vào của tòa nhà Ủy ban Trung ương trong một nỗ lực để bắt lấy Ceauşescu và vợ ông, Elena, nhưng hai người đã trốn thoát qua một máy bay trực thăng đang chờ họ trên mái của tòa nhà.
 
Vào ngày lễ Giáng Sinh, truyền hình Rumani đã phát sóng trực tiếp phiên tòa xét xử gia đình Ceauşescu, và sau đó bản án tử hình đã được tuyên cho hai vợ chồng nhà độc tài. Một Hội đồng Mặt trận lâm thời cứu quốc đã tạm thời tiếp quản chính quyền. Cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên đã được tổ chức vào ngày 20 Thángtháng 5 năm 1990. Cách mạng Rumani là cuộc cách mạng đẫm máu nhất năm 1989: hơn 1.000 người chết, 1/10 trong số đó là trẻ em, người nhỏ nhất chỉ mới một tháng tuổi.
 
==={{Flagicon|Albania}}Albania ===