Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cuộc đời Giê-su theo Tân Ước”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Auhg8 đã đổi Cuộc đời Giêsu theo Tân Ước thành Cuộc đời Giê-su theo Tân Ước: tên phiên âm phải có gạch nối
→‎Thanh tẩy và chịu cám dỗ: Sữa lại nghĩa "Bát Têm" thành "Thanh Tẩy" nghĩa là chịu phép rửa là bằng nước, ý thanh tẩy hợp lý hơn.
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 15:
Tuổi thơ của Giê-su, theo ký thuật của Tân Ước, trải qua ở thành Nazareth xứ [[Galilee]] sau khi trở về từ [[Ai Cập]], nơi họ [[Trốn sang Ai Cập|tìm đến trú ẩn]] ngay sau khi Giê-su chào đời để tránh cuộc tàn sát của vua [[Herod]]. Năm 12 tuổi, cậu bé Giê-su cùng cha mẹ lên Đền thờ ở [[Jerusalem]], bị thất lạc và được cha mẹ tìm thấy,<ref>[http://www.biblegateway.com/passage/?search=Lu-ca%202:41%20-%2052;&version=19; Phúc âm Luca 2: 41-52]</ref> là toàn bộ cuộc sống ẩn dật thời thơ ấu của Giê-su được ghi trong sách Tân Ước của Luca.
 
== BápThanh têmtẩy và chịu cám dỗ ==
 
Phúc âm Máccô bắt đầu với sự kiện Giê-su chịu [[thanh Tẩy|báp têm]] (phép rửa) bởi Giăng Báp-tít (''Gioan Tẩy giả''), được các học giả [[Kinh Thánh]] xem là điểm khởi đầu thánh chức của ngài trên đất. Theo ký thuật của Mark, Giê-su đến sông Jordan, nơi Giăng Báp-tít vẫn giảng dạy và làm báp têm cho đám đông. Sau khi Giê-su chịu lễ báp têm và bước lên khỏi nước thì, theo lời thuật của Mark, ''"Ngài thấy các từng trời mở ra, và Chúa Thánh Linh ngự xuống trên Ngài như chim bồ câu. Lại có tiếng từ trên trời phán rằng: Ngươi là Con Yêu dấu của ta đẹp lòng ta mọi đường"'' (Mark 1: 10-11). Lu-ca bổ sung những chi tiết tuần tự kể rằng Giăng Báp-tít khởi sự giảng dạy vào năm thứ 15 đời [[Tiberius Ceasar]] (khoảng năm 28 CN.), và Giê-su chịu lễ báp têm lúc ngài khoảng ba mươi tuổi.<ref>''"Khi Giê-su khởi sự làm chức vụ mình thì Ngài độ ba mươi tuổi."'' – Phúc âm Lu-ca 3: 23</ref> Matthew bổ sung cho các ký thuật khác chi tiết Giăng từ chối làm lễ báp têm cho Giê-su, nói rằng chính Giê-su mới là người xứng đáng cử hành lễ báp têm cho Giăng. Tuy nhiên, Giê-su nhấn mạnh rằng việc ngài chịu lễ báp têm là để ''"làm trọn mọi việc công bình"''.<ref>''"Khi ấy, Giê-su từ xứ Ga-li-lê đến cùng Giăng tại sông Jordan, đặng chịu người làm phép báp têm. Song Giăng từ chối mà rằng: Chính tôi cần phải chịu Ngài làm phép báp têm, mà Ngài trở lại đến cùng tôi sao! Giê-su đáp rằng: Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm trọn mọi việc công bình như vậy. Giăng bèn vâng lời Ngài."'' – Phúc âm Matthew 3: 13 – 15</ref> [[Phúc Âm John|Phúc âm Giăng]] tập chú vào lời chứng của Giăng Báp-tít nhìn thấy Chúa Thánh Linh như chim bồ câu đậu trên mình Giê-su, và nhận biết ngài là "Chiên con của Thiên Chúa", và là Chúa Cơ Đốc (nghĩa là đấng chịu xức dầu để trị vì).