Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngày Quốc tế Lao động”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 62332803 của 14.248.67.99 (thảo luận)
Thẻ: Lùi sửa
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 7:
Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới [[công nhân]] trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố [[Chicago]]. Khoảng 40 nghìn người không đến nhà máy. Họ tổ chức mít-tinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ ''"Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!"'' Cuộc bãi công lôi cuốn ngày càng đông người tham gia. Cũng trong ngày hôm đó, tại các trung tâm công nghiệp khác trên nước [[Mỹ]] đã nổ ra 5.000 cuộc bãi công với 340 nghìn công nhân tham gia. Ở [[Washington]], [[Thành phố New York|New York]], [[Baltimore]], [[Boston]]... hơn 125.000 công nhân giành được quyền ngày chỉ phải làm 8 giờ.
 
Các cuộc biểu tình bị đàn áp nặng nề. Giới chủ đuổi những công nhân bãi công, thuê người làm ở các thành phố bên cạnh, thuê bọn khiêu khích và cảnh sát đàn áp, phá hoại cuộc đấu tranh của [[công nhân]]. Các xung đột xảy ra dữ dội khiến hàng trăm công nhân chết và bị thương, nhiều thủ lĩnh [[công đoàn]] bị bắt... gây nên sự kiện [[thảm sát Haymarket]] làm 4 người chết, hơn 70 bị thương và trên 100 người bị bắt năm [[1886]] tại [[Chicago]], Mỹ khi Chính phủ trấn áp cuộc biểu tình. <ref>[[The New York Times]], ngày 5 tháng 5 năm 1886. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2012. Đây là cùng một mốc thời gian ngày 4 tháng 5, được sao chép ở nơi khác.</ref> Nhưng cuối cùng, giới chủ phải chấp nhận yêu sách của công nhân.
 
Ngày 20/6/1889, ba năm sau "thảm kịch" tại thành phố Chicago, [[Đệ Nhị Quốc tế|Quốc tế cộng sản II]] được nhóm họp tại [[Paris]] ([[Pháp]]). Dưới sự lãnh đạo của [[Friedrich Engels]], Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II đã quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước.