Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Danh sách đại thần Nội các nhà Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 3:
'''Niên biểu Nội Các đại thần nhà Minh''' bao gồm tất cả thành viên [[Nội các nhà Minh|Nội Các]] nhà Minh bắt đầu từ năm [[Minh Thái Tổ|Hồng Vũ]] thứ 35 (1402) kéo dài đến năm [[Minh Tư Tông|Sùng Trinh]] thứ 17 (1644). Ban đầu Nội Các đảm nhiệm vai trò thư ký của Hoàng đế, từ thời Minh Nhân Tông về sau quyền lực Nội Các ngày càng lớn, dần trở thành cơ quan hành chính tối cao của nhà Minh. Số lượng thành viên Nội Các dao động từ 1 đến 7 người, đôi khi kiêm nhiệm vị trí thượng thư hoặc thị lang tại Lục Bộ nên còn được gọi là Các Bộ.
 
== Nội Các thời kỳ [[Minh Thành Tổ|Vĩnh Lạc]] (1402 - 1424) ==
Tháng 6 năm Kiến Văn thứ 4 (1402), Yên Vương Chu Lệ giành chiến thắng trong [[Chiến dịch Tĩnh Nan|Tĩnh Nan Chi Dịch]], đăng cơ hiệu là Minh Thành Tổ. Ông ta xóa bỏ niên hiệu Kiến Văn, thay thế vào đó là kéo dài số năm của triều đại Hồng Vũ từ 31 thành 35 năm, sau đó cải niên hiệu thành Vĩnh Lạc nguyên niên. Tháng 8 năm Hồng Vũ thứ 35, Minh Thành Tổ triệu Giải Tấn, Hoàng Hoài gia nhập Văn Uyên Các. Tháng tiếp theo triệu Hồ Quảng, Dương Vinh, Dương Sĩ Kỳ, Kim Ấu Tư, Hồ Nghiễm tham gia, qua đó thiết lập chế độ Nội Các. Tuy nhiên thành viên Nội Các đến từ Hàn Lâm Viện biên tu, kiểm thảo, thị độc, không kiêm nhiệm chức vụ trong Lục bộ, cũng như không cai quản Cửu khanh. Quan viên Cửu khanh có thể thượng tấu mà không phải thông qua Nội Các.
{| class="wikitable"
Dòng 177:
|}
 
== Nội Các thời kỳ [[Minh Nhân Tông|Hồng Hy]] (1424 - 1425) ==
Dưới thời Hồng Hy, do Dương Sĩ Kỳ và Dương Vinh vốn là cựu thần Đông cung nên theo đó Dương Sĩ Kỳ thăng làm Lễ Bộ Thị Lang kiêm Hoa Cái Điện Đại Học Sĩ, Dương Vinh thăng làm Thượng khanh kiêm Cẩn Thân Điện Đại Học Sĩ. Kể từ thời Nhân Tông, Nội Các dần trở thành cơ quan quyền lực quan trọng của triều đình. Sau nhóm đại thần Dương Vinh và Dương Sĩ Kỳ, những đại thần Nội Các cũng kiêm chức vụ Thượng thư, hoặc ít nhất cũng mang hàm Thượng thư.
{| class="wikitable"
Dòng 192:
|}
 
== Nội Các thời kỳ [[Minh Tuyên Tông|Tuyên Đức]] (1425 - 1435) ==
Triều đại Tuyên Tông chứng kiến sức mạnh đế quốc ổn định và phát triển, được xưng tụng là ''“Nhân Tuyên chi trị”''.
{| class="wikitable"
Dòng 269:
|}
 
== Nội Các thời kỳ [[Minh Anh Tông|Chính Thống]] (1436 - 1449) ==
Chính Thống năm thứ 14 (1449), Minh Anh Tông bắc phạt Ngõa Lạt Mông Cổ bị vây khốn ở Thổ Mộc Bảo (nay thuộc Tuyên Hóa, Hà Bắc). Minh Anh Tông bị bắt sống, đại thần Nội Các là Tào Nãi, Trương Ích cùng với đó là nhiều quan viên tử trận, sử xưng ''[[Sự biến Thổ Mộc bảo|“Thổ Mộc chi biến]]”''.
{| class="wikitable"
Dòng 350:
|}
 
== Nội Các thời kỳ [[Minh Đại Tông|Cảnh Thái]] (1450 - 1456) ==
Dưới thời Cảnh Thái, Tả Đô Ngự Sử Vương Văn thăng chức thành Lại Bộ Thượng Thư, lập Sắc phòng, đứng đầu Lục Bộ, quyền lực của Nội Các qua đó ngày càng lớn mạnh.
{| class="wikitable"
Dòng 451:
|}
 
== Nội Các thời kỳ [[Minh Hiến Tông|Thành Hóa]] (1465 - 1487) ==
Dưới thời Hiến Tông, trong những năm đầu niên hiệu Thành Hóa, lại trị ổn định và phát triển. Tuy nhiên những năm sau đó, Hiến Tông sủng ái Vạn quý phi và hoạn quan Uông Trực khiến triều cương bại hoại, dân chúng lầm than. Sử sách ghi lại rằng sau 19 năm Thành Hóa, thành viên Nội Các gồm Vạn An, Lưu Cát, Lưu Vũ cùng toàn bộ quan viên Lục Bộ bị phê phán là ''“Tam Các lão bằng giấy, Lục Thượng thư bằng bùn”''.
{| class="wikitable"
Dòng 607:
|}
 
== Nội Các thời kỳ [[Minh Hiếu Tông|Hoằng Trị]] (1488 - 1505) ==
Hoằng Trị là niên hiệu của Minh Hiếu Tông Chu Hựu Đường. Sau khi kế vị, Nội Các và Lục bộ được thanh lọc, phân công rõ ràng, đưa Đại Minh vào thời kỳ này được khôi phục nguyên khí và phát triển, dân chúng giàu có, gia đình no đủ, sử xưng ''“Hoằng Trị Trung Hưng”''.
{| class="wikitable"
Dòng 744:
|}
 
== Nội Các thời kỳ [[Minh Vũ Tông|Chính Đức]] (1506 - 1521) ==
Chính Đức là niên hiệu của Minh Vũ Tông Chu Hậu Chiếu. Vào thời kỳ đầu, Vũ Tông tin dùng gian hoạn Lưu Cẩn, thiết lập Báo Phòng, xa hoa dâm dật. Về sau dù nắm vững nội chính ngoại giao, diệt trừ gian hoạn, nhưng sủng ái võ tướng Giang Bân, sau rơi xuống nước nhiễm bệnh bỏ mình.
{| class="wikitable"
Dòng 839:
|}
 
== Nội Các thời kỳ [[Minh Thế Tông|Gia Tĩnh]] (1522 - 1566) ==
Gia Tĩnh là niên hiệu của Minh Thế Tông. Minh Vũ Tông băng hà mà không con nối dõi, Nội Các cùng Lục bộ theo tổ chế xác định ngôi vị thuộc về cháu nội Hiến Tông, tức Hưng Hiến Vương Chu Hậu Thông. Thời kỳ đầu Thế Tông cải cách lại trị, thi hành tiết kiệm chống lãng phí, ngăn ngừa hoạn quan lấn quyền, có nhiều thành tựu. Tuy nhiên sự kiện Đại Lễ Nghị làm chia rẽ triều đình, Minh Thế Tông dùng hoàng quyền trấn áp mà thắng lợi, từ đó về sau Nội Các cùng Lục bộ rơi vào tình trạng lục đục mất đoàn kết.
{| class="wikitable"
Dòng 1.162:
|}
 
== Nội Các thời kỳ [[Minh Mục Tông|Long Khánh]] (1567 - 1572) ==
Long Khánh là niên hiệu của Minh Mục Tông Chu Tái Hậu. Dưới triều đại của mình, Mục Tông đã tiến hành cải cách chính trị, sửa lại oan sai, trừng trị hoạn quan, tọng dụng hiền thần. Phía Bắc thu phục Yên Đáp Hãn, phía Nam dẹp yên Oa khấu.
{| class="wikitable"
Dòng 1.206:
|}
 
== Nội Các thời kỳ [[Minh Thần Tông|Vạn Lịch]], [[Minh Quang Tông|Thái Xương]] (1573 - 1620) ==
Minh Thần Tông Chu Dực Quân kế vị lấy niên hiệu là Vạn Lịch, là vị hoàng đế có thời gian trị vị lâu nhất triều Minh. Trong thời gian đầu, nhờ có Hiếu Định Hoàng Thái Hậu cùng Nội các thủ phụ Trương Cư Chính phụ chính, trong 14 năm xã hội phát triển, đất nước phồn vinh, sử xưng ''“Vạn Lịch trung hưng”''. Từ năm Vạn Lịch thứ 14, nhân việc lập thái tử kế vị mà mâu thuẫn với quần thần, kết quả Vạn Lịch thất bại, kể từ đó không màng đến quốc vụ, sử xưng ''“Vạn Lịch đãi chính''”. Từ sau ''“Vạn Lịch tam đại chinh”'', người Nữ Chân quật khởi, dần trở thành mối họa của nhà Minh.
{| class="wikitable"
Dòng 1.546:
|}
 
== Nội Các thời kỳ [[Minh Hy Tông|Thiên Khải]] (1621 - 1627) ==
Thiên Khải là niêu hiệu của hoàng đế thứ 15 Minh Hy Tông Chu Do Hiệu. Dưới thời Hy Tông, bè lũ hoạn quan Ngụy Trung Hiền được tin dùng, triều thần phần nhiều ngả về phe Yêm Đảng. Gian thần lộng hành, triều cương hỗn loạn, Yêm Đảng cùng Đông Lâm Đảng tranh giành quyết liệt. Thiên Khải năm thứ 7 (1627), Hy Tông bạo bệnh mà băng hà, di chiếu truyền ngôi cho Tín Vương Chu Do Kiểm.
{| class="wikitable"
Dòng 1.605:
|}
 
== Nội Các thời kỳ [[Minh Tư Tông|Sùng Trinh]] (1628 - 1644) ==
Sùng Trinh là niên hiệu của hoàng đế thứ 16 Minh Tư Tông Chu Do Kiểm, đệ đệ của Hy Tông. Thời kỳ tại vị, Tư Tông thức khuya dậy sớm, siêng năng chính vụ, tự thân chăm việc. Buổi đầu kế vị, Minh Tư Tông nhanh chóng dẹp trừ bè đảng Ngụy Trung Hiền, triều cương phấn chấn. Tuy nhiên, bản thân không đủ kiên nhẫn, thay đổi quan viên vội vã, tình trạng đảng tranh ngày càng trầm trọng. Kể từ sau thời Vạn Lịch, Thiên Khải, quốc lực hao tổn, dân biến ngày càng nghiêm trọng, cùng với mối họa Hậu Kim nhiều năm xâm lấn, hoàng đế lực bất tòng tâm. Sùng Trinh năm thứ 17 (1644), Lý Tự Thành công chiếm Thuận Thiên Phủ, Tư Tông tự vẫn ở Môi Sơn, Đại Minh diệt vong. Các thế lực trung thành với nhà Minh đã lập triều đình mới tại Nam Kinh, xây dựng Nội Các mới.
{| class="wikitable"