Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Các trận địa bãi cọc trong lịch sử Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 71:
 
== Bảo tồn và giá trị ==
Các bãi cọc đã được tìm thấy cùng với các di tích lịch sử liên quan đến Chiến thắng sông Bạch Đằng như Đền thờ Trần Hưng Đạo, [[hai cây lim giếng Rừng]] và các Lễ hội đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà... là các chứng tích chiến tranh và là nơi lưu giữ những truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm cho thế hệ mai sau. Cụm di tích Chiến thắng sông Bạch Đằng (Bãi cọc Yên Giang và các di tích gần đó bên bờ sông Đá Bạch) đã được Bộ Văn hoá và Thông tin cấp bằng công nhận là "Di tích lịch sử" (số 100 VH/QĐ ngày 21/1/1990).<ref name=":qn3"/><ref>[https://giaoduc.net.vn/tieu-diem/phat-hien-bai-coc-bach-dang-rat-y-nghia-nhung-viec-bao-ton-con-y-hon-nhieu-post205576.gd Phát hiện bãi cọc Bạch Đằng rất ý nghĩa, nhưng việc bảo tồn còn ý hơn nhiều!]. Giaoduc.net.vn.</ref>
 
Ngày 27 tháng 9 năm 2012, [[Thủ tướng Chính phủ]] đã ban hành Quyết định số 1419/QĐ-TTg, xếp hạng khu Di tích Lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng 1288 bên bờ sông Đá Bạch ở thị xã Quảng Yên là [[di tích quốc gia đặc biệt]], bao gồm các bãi cọc sau: bãi cọc Yên Giang, bãi cọc đồng Vạn Muối và bãi cọc đồng Má Ngựa cùng nhiều đền thờ khác thuộc khu di tích này.<ref name=":bqn">[http://baoquangninh.com.vn/van-hoa/201904/di-tich-chien-thang-bach-dang-danh-co-chinh-thi-ngon-moi-thuan-2437670/index.htm Di tích chiến thắng Bạch Đằng: Danh có chính thì ngôn mới thuận]. Báo Quảng Ninh.</ref> Ngày 18 tháng 2 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy tác dụng Khu di tích Quốc gia Đặc biệt Bạch Đằng" với kinh phí 800 tỷ [[đồng]]. Tuy nhiên cả ba bãi cọc vẫn chưa được tiến hành trùng tu hay bảo tồn nào đáng kể từ đó.<ref name=":bqn"/>
 
Sau cuộc khai quật bãi cọc Cao Quỳ, vào ngày 21 tháng 12 năm 2019, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã tổ chức một hội nghị để báo cáo kết quả khai quật bãi cọc Cao Quỳ, các kết quả khai quật bãi cọc này sẽ là cơ sở khoa học giúp thành phố triển khai các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.<ref name=":zing1">[https://news.zing.vn/bai-coc-nghin-nam-co-the-xep-hang-di-san-the-gioi-post1027905.html 'Bãi cọc nghìn năm có thể xếp hạng di sản thế giới']. ''Zing.vn''.</ref> Bãi cọc này cũng đã được đề xuất để trở thành một di tích cấp quốc gia.<ref>[https://vnexpress.net/thoi-su/de-xuat-cong-nhan-bai-coc-cao-quy-la-di-tich-quoc-gia-4030801.html Đề xuất công nhận bãi cọc Cao Quỳ là di tích quốc gia]. VnEpress.net.</ref>
 
== Tranh luận ==
Trước những nhận định sớm về các khu di tích bãi cọc, một số nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam cho rằng cần phải nghiên cứu thật kỹ và thận trọng, tránh phán đoán chủ quan trước khi khẳng định các bãi cọc Bạch Đằng được phát hiện trong năm 2019 là từ thời [[nhà Trần]] và có phải chúng từng được đóng trên sông để ngăn cản tàu địch hay không.<ref>{{cite web|url=https://tuoitre.vn/ket-luan-ve-bai-coc-cao-quy-can-can-trong-20191223223820359.htm|title=Kết luận về bãi cọc Cao Quỳ: Cần cẩn trọng|date=2019-12-24|accessdate=2019-12-26|publisher=Tuổi Trẻ}}</ref>