Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Sinh Sắc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã thay đổi mức khóa của “Nguyễn Sinh Sắc” ([Sửa đổi=Chỉ cho phép các thành viên tự động xác nhận] (hết hạn 05:19, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)) [Di chuyển=Cấm mọi thành viên (trừ bảo quản viên)] (vô thời hạn))
Dòng 82:
Ngày 26 tháng 2 năm 1911, Nguyễn Sinh Sắc xuống tàu từ Đà Nẵng vào Sài Gòn, cùng [[Nguyễn Tất Thành]] xuống Mỹ Tho gặp [[Phan Chu Trinh]] (một người bạn có nhiều quan điểm giống ông), lúc này Phan Chu Trinh đang chuẩn bị sang Pháp. Ông ở lại Sài Gòn một thời gian, dạy chữ Nho cho nhà báo [[Diệp Văn Kỳ]], rồi đi Lộc Ninh làm giám thị đồn điền. Ông sống lang thang ở miền Nam bằng nghề đông y, và nghề viết liễn đối cho dân chúng. Ông giúp nhiều chùa ở Nam Bộ dịch, chú giải kinh, góp nhiều ý kiến cho phong trào Chấn hưng Phật giáo do các hoà thượng Khánh Hoà khởi xướng. Ông cũng có quan hệ với nhiều tổ chức [[Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội]] ở đồng bằng sông Cửu Long.
 
Gần cuối đời, ông đến định cư tại làng Hội Hòa An, Sa Đéc<ref>{{Chú thích web | url = http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2005/05/050516_hochiminhnguyenhoa.shtml | tiêu đề = BBC Vietnamese | tác giả = | ngày = | ngày truy cập = 9 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>. Tại đây ông lấy họ Vương, hành nghề bốc thuốc cho dân địa phương. Ông tái hôn với một phụ nữ, sinh ra ông Vương Chí Nghĩa (1927)<ref>{{Chú thích web | url = https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/thuong-toa-pho-trung-quoc-tha-ca-huy-diet-moi-truong/ | tiêu đề = Thượng tọa phò Trung Quốc thả cá hủy diệt môi trường | tác giả = | ngày = | ngày truy cập = 11 tháng 10 năm 2017 | nơi xuất bản = Người Việt | ngôn ngữ = }}</ref> và từ trần ngày 27 tháng 11 năm 1929. Phần mộ của ông hiện nằm ở thành phố [[Cao Lãnh (thành phố)|Cao Lãnh]], tỉnh [[Đồng Tháp]].
 
Ông có năm người con, 4 người con trai và 1 người con gái. Người con trai thứ 4 tên là [[Gia đình Hồ Chí Minh#Nguyễn Sinh Nhuận|Nguyễn Sinh Nhuận]], thường gọi là Xin, mất sớm không lâu sau khi bà Hoàng Thị Loan qua đời. Con gái đầu là [[Nguyễn Thị Thanh (định hướng)|Nguyễn Thị Thanh]], còn gọi là O (cô) Chiêu Thanh, con trai giữa là [[Gia đình Hồ Chí Minh#Nguyễn Sinh Khiêm|Nguyễn Sinh Khiêm]], thường gọi là Cả Khiêm. Người con trai thứ ba của ông là [[Hồ Chí Minh|Nguyễn Sinh Cung]] tức [[Chủ tịch Hồ Chí Minh]]. Người con trai cuối cùng là Vương Chí Nghĩa, con của bà vợ sau.