Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Pháp thuộc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 51:
 
===Trước thế chiến thứ nhất===
Trong thời kỳ này, hệ thống hạ tầng cơ sở tại Đông Dương được Pháp xây dựng, một số tuyến đường sắt, khu đô thị mới được xây dựng, nhưng cái giá phải trả là người dân Việt đã phải chịu sưu thuế rất nặng để phục dịch và chu cấp cho việc này. Một cơn mưa các loại thuế do Pháp đặt ra ập xuống người Việt Nam: Tăng thuế thân và thuế địa ốc, thuế đăng ký sắc phong của các quan, thuế diêm, thuế quế, thuế giấy có đóng dấu, thuế muối, thuế rượu, thuế đi thuyền trên sông, giấy phép đốn gỗ, thuế thuốc lào, thuế cau, thuế củi, thậm chí cả thuế rơm thuế rạ để lợp những căn lều tranh... Sự đau khổ, khốn cùng của người Việt ngày càng trầm trọng thêm.
 
Nếu nhìn từ góc độ về những đau khổ của người Việt thì sẽ thấy chính sách của Pháp khi xây dựng hệ thống giao thông thực chất chỉ nhằm phục vụ quá trình khai thác thuộc địa của Pháp thuận lợi hơn; việc mở mang các khu đô thị cũng là để thiết lập bộ máy cai trị của Pháp; hoàn toàn không vì lợi ích cho người bản xứ. Tiêu biểu như [[cầu Long Biên]], những người ca tụng nó nào có biết đến bao nhiêu người Việt đã phải bỏ mạng khi xây dựng cây cầu, như bài vè lưu truyền trong dân gian<ref>https://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/28695402-nham-lan-ve-lich-su-dan-toi-ngo-nhan.html</ref>:
:''Lập mưu xây được cây cầu - Chế ra cái chụp để mà bơm lên''
:''Bơm hết nước đến bùn đen - Người chết như rạ, phải len mình vào''
:''Vỡ bơm nước lại chảy vào - Chết thì mặc chết, ai nào biết không”''
 
Pháp giành độc quyền buôn bán 3 mặt hàng quan trọng nhất là [[gạo]], [[muối]] và [[rượu]]. [[Hồ Chí Minh]] đã nhận xét: ''"Nói đến các món độc quyền, người ta có thể hình dung Đông Dương như một con nai béo mập bị trói chặt và đương hấp hối dưới những cái mỏ quặp của một bầy [[diều hâu]] rỉa rói mãi không thấy no"''.
 
[[Thuốc phiện]] là mặt hàng được Pháp công khai buôn bán, khuyến khích người Việt sử dụng chứ không bị cấm như ở chính quốc. Lợi nhuận từ thuốc phiện đã đóng góp tới 25% vào ngân sách của Pháp ở Đông Dương. Tổng ngân sách năm 1905 là 32 triệu đồng Đông Dương, trong số này nguồn thu từ độc quyền bán thuốc phiện là 8,1 triệu. Tính đến năm 1900 thì lợi nhuận Pháp thu được từ thuốc phiện đạt hơn phân nửa số tiền thu nhập của toàn Liên bang Đông Dương.<ref>[http://www.asiapacificms.com/papers/pdf/gt_opium_trade.pdf Golden Triangle Opium Trade, an Overview], Bertil Lintner, 2000.</ref>
 
Về thuế ruộng đất, [[Thực dân Pháp]] và giáo hội [[Thiên Chúa giáo]] cũng tăng cường chiếm hữu đất đai để khai thác nông nghiệp. Ở Bắc Kì, tính đến năm 1902, người Pháp đã chiếm hữu 182.000 héc ta đất trong đó có 50.000 héc ta ở các vùng trù phú nhất.<ref name="sgkdxl">[https://drive.google.com/file/d/0B1GYm-C3pkHWVnhrQm0wQ2dCS0k/view?pli=1 ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ VIỆT NAM, TẬP 2], trang 121, Đinh Xuân Lâm chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2000.</ref>
 
Quân Pháp cũng duy trì các vụ trấn áp, hành hình những người Việt chống đối. Trong bức thư gửi về Pháp ngày 1-1-1898, 1 viên đại úy viết: ''“Vào hôm sau ngày xảy ra vụ manh động, (quân Pháp) cho chặt và bêu 54 cái đầu. Trong vài ngày tiếp theo, người ta đã hành hình 200 người An Nam, trong số đó có cả những đứa nhóc 14 tuổi, với cái tội là đã làm rối giấc ngủ của những vị quan cai trị của chúng ta… Tất cả những điều này thật đáng nôn mửa”''<ref>Người Pháp và người Annam - Bạn hay thù? - P. Devillers, Ngô Văn Quỹ dịch, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006</ref>
 
===Thế chiến thứ nhất===
{{chính|Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ nhất}}