Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hồ Chí Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 476:
Là một nhà lãnh đạo nổi tiếng ở [[Đông Nam Á]], theo Clark D. Neher, Hồ Chí Minh đã kết hợp [[chủ nghĩa Marx-Lenin]] với [[chủ nghĩa dân tộc]] Việt Nam.<ref>Clark D. Neher, ''Southeast Asia: crossroads of the world'', trang 166.</ref> Tư tưởng chủ đạo trong các cuộc đấu tranh của Hồ Chí Minh là kết hợp ''cách mạng giải phóng dân tộc'' với ''cách mạng vô sản''. Ông đi theo trào lưu [[chủ nghĩa cộng sản]] do [[Karl Marx]] và [[Friedrich Engels]] đề xuất vốn đang nổi lên vào thời của ông. Ông tiếp nhận tư tưởng của [[Vladimir Ilyich Lenin|Lenin]], và xem đó làm kim chỉ nam cho các hoạt động của mình sau này.<ref name="Chí Minh p 10">Hồ Chí Minh: ''Toàn tập'', [[Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật|Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia]], tập 10, trang 128.</ref> Ông viết trên tạp chí ''Các vấn đề phương Đông'' ([[Liên Xô]]), dẫn lại trên [[Nhân Dân (báo)|báo Nhân dân]] ngày [[22 tháng 4]] năm [[1960]]: ''"Chủ nghĩa Lenin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân [[Việt Nam]], không những là cái "cẩm nang" thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản"''.<ref name="Chí Minh p 10"/>Ông xác định ''Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người, và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc''<ref>[http://tuyengiaoangiang.vn/index.php/lam-theo-guong-bac/3204-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-giai-phong-dan-toc-giai-phong-giai-cap-giai-phong-con-nguoi Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người</ref>''Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba. Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác-Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ''<ref>[http://baolaocai.vn/chinh-tri/bai-2-ho-chi-minh-co-phai-la-nguoi-theo-chu-nghia-dan-toc-z1n20200104083634865.htm Bài 2: Hồ Chí Minh có phải là người theo chủ nghĩa dân tộc?]</ref>Hồ Chí Minh chủ trương chống chủ nghĩa đế quốc tư bản (chủ nghĩa tư bản trong thời đại trở thành chủ nghĩa đế quốc) dựa theo quan điểm Lênin, đó là liên kết đấu tranh của dân tộc bản xứ ở các xứ thuộc địa với giai cấp vô sản ở chính quốc, vô sản toàn thế giới: "''Ở phương Đông... cả vùng rộng lớn này nằm dưới ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc tư bản chủ nghĩa. Các dân tộc ở đó không bao giờ có thể ngẩng đầu lên được nếu không gắn bó với giai cấp vô sản thế giới. Những nghị quyết của phái xã hội dân chủ tỏ cảm tình dù nồng nhiệt đến đâu cũng không có sức nặng''." "''Chính Lênin, đồng chí Ilitsơ thân mến của chúng tôi, đã nêu lên những đề án và hướng dẫn chúng tôi đi những bước đầu để làm cho chúng tôi có khả năng cùng tiến bước với giai cấp vô sản thế giới''"<ref>[http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/book/ho-chi-minh/tac-pham/ho-chi-minh-toan-tap-tap-1-266 HỒ CHÍ MINH TOÀN TẬP - TẬP 1</ref>.
 
Trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản bóc lột các dân tộc thuộc địa và bóc lột nhân dân lao động chính quốc thì sự liên kết của cả hai phong trào giải phóng dân tộc (cũng chính là chống chủ nghĩa tư bản) và giải phóng giai cấp ở chính quốc, các nước tư bản phát triển là khăng khít với nhau. Đấu tranh cho độc lập dân tộc không có nghĩa là chủ nghĩa dân tộc. DươngGiương cao ngọn cờ độc lập dân tộc kể cả sau khi công nhân đã giành được chính quyền chính là tiền đề để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh đã trả lời quả quyết và phủ nhận quan điểm cho rằng mình theo chủ nghĩa dân tộc: "''Nói rằng lúc còn thanh niên, tôi theo chủ nghĩa dân tộc, có lẽ không đúng. Vì hồi đó tôi chỉ biết thương đồng bào tôi, chứ chưa biết chủ nghĩa gì cả. Khi đi sang châu Phi, tôi thấy nhân dân thuộc địa ở đây cũng cực khổ, cũng bị áp bức, bóc lột như nhân dân Đông Dương. Khi sang các nước châu Âu, tôi thấy ở đó cũng có một số người rất giàu, “ngồi mát ăn bát vàng”, và lớp người nhân dân lao động rất nghèo khổ. Tôi suy nghĩ nhiều lắm. Trong lúc đó thì Cách mạng Tháng Mười vĩ đại thành công ở Nga. Lênin tổ chức Quốc tế Cộng sản. Rồi Lênin phát biểu Luận cương cách mạng thuộc địa. Những việc đó làm cho tôi thấy rằng: Nhân dân lao động Đông Dương, nhân dân các thuộc địa và nhân dân lao động muốn tự giải phóng thì phải đoàn kết lại và làm cách mạng. Vì vậy, tôi trở nên người theo Chủ nghĩa Mác-Lênin''". Ông cho rằng trước khi đến chủ nghĩa cộng sản, thì ông theo chủ nghĩa yêu nước (tư tưởng ôn hòa hơn tư tưởng dân tộc). Tuy nhiên về sách lược, ông chủ trương "Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản..." trong tiến trình đấu tranh cách mạng. Chủ nghĩa dân tộc bản xứ tức chủ nghĩa dân tộc truyền thống, có tàn tích các hệ tư tưởng phong kiến. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa dân tộc ở các xứ lạc hậu có hạn chế như là tính hiếu chiến, bài ngoại, tâm lý tiểu nông (nông dân chiếm hầu hết dân số), quần chúng "không có quá khứ cách mạng, quen thói nô lệ, ở những nước có chế độ chuyên chế độc đoán", "thiếu kinh nghiệm cách mạng". "Những "người già" chỉ dạy cho họ những phương pháp cổ hủ và không tưởng, do đó bây giờ họ phải tiếp thu không những văn hóa mà cả hành động của phương Tây...:Hành động cách mạng. Đó là tinh túy của nền văn minh phương Tây" ([[Trần Phú]] cũng cho là chủ nghĩa dân tộc còn hủ tục phong kiến, hẹp hòi). Nguyễn Ái Quốc chủ trương giáo dục quần chúng "''đoàn kết giữa người bản xứ ở các thuộc địa với người vô sản ở chính quốc''", giáo dục giai cấp vô sản đấu tranh từ tự phát lên tự giác, có tinh thần quốc tế vô sản: "Vì nền hòa bình thế giới, vì tự do và ấm no, những người bị bóc lột thuộc mọi chủng tộc cần đoàn kết lại và chống bọn áp bức"<ref>Sđd</ref> (ông cũng tham gia thành lập đảng cộng sản và tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lê nin ở nhiều nước khác ngoài Việt Nam).
 
Khi phê phán Nguyễn Ái Quốc, [[Hà Huy Tập]] cho rằng ông ''"còn mang nặng những tàn tích của chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa dân tộc sô vanh''"<ref>[http://cis.org.vn/article/2888/co-mot-chu-nghia-dan-toc-cua-ho-chi-minh-phan-2.html Có một chủ nghĩa dân tộc của Hồ Chí Minh (Phần 2)</ref>, chứ không phải đi theo chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa dân tộc sô vanh. Theo Hà Huy Tập, thì đó là chủ nghĩa cơ hội. Thời điểm đó những người Quốc tế 3 hay phê phán những người theo Quốc tế 2 là chủ nghĩa cơ hội, là quốc gia cải lương. "Chủ nghĩa cơ hội là kẻ thù bên trong giấu mặt, trá hình giả danh chủ nghĩa Mác, chống lại chủ nghĩa Mác, phản bội lại phong trào cách mạng. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: Chủ nghĩa cơ hội là hệ thống quan điểm chính trị không theo một định hướng, một đường lối rõ rệt, không có chính kiến hẳn hoi, ngả nghiêng nhằm mưu lợi trước mắt<ref>[http://dangcongsan.vn/xay-dung-dang/chu-nghia-co-hoi-va-cuoc-dau-tranh-phong-chong-chu-nghia-co-hoi-hien-nay-549050.html Chủ nghĩa cơ hội và cuộc đấu tranh phòng, chống chủ nghĩa cơ hội hiện nay]</ref>. Quan điểm Mác xít về chủ nghĩa dân tộc hiện đại có chủ nghĩa dân tộc tư sản (cực đoan, sô vanh) và chủ nghĩa dân tộc vô sản cũng chính là chủ nghĩa quốc tế vô sản. Phê phán của Trần Phú và Hà Huy Tập vào Nguyễn Ái Quốc là ở sách lược trước mắt, chứ không phải là chiến lược lâu dài. Hà Huy Tập phê phán Nguyễn Ái Quốc về các giai đoạn cách mạng, về lực lượng tham gia cách mạng, về tranh đấu phản đế - phản phong, về liên kết quốc tế... nhưng đường lối thì vẫn là tiến tới cách mạng cộng sản, vẫn là chống đế quốc, phong kiến, đại địa chủ. Theo Trần Phú, giai cấp tư sản theo chủ nghĩa quốc gia, và "''Đảng không tranh đấu kịch liệt để kéo quần chúng ra khỏi ảnh hưởng quốc gia cải lương, thì ảnh hưởng ấy sẽ thành một sự nguy hiểm cho sự phát triển của cách mạng''", tương tự giai cấp tiểu tư sản là cơ hội, là theo chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi, vì thế ông chủ trương "vô sản giai cấp và nông dân là hai động lực ''chính''", khác với Nguyễn Ái Quốc về sách lược khi coi trọng "''hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh Niên, Tân Việt, v.v. để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp''"<ref>[http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/book/sach-chinh-tri/cuong-linh-va-chien-luoc-cua-dang-cong-san-viet-nam-tu-nam-1930-den-nay-232 CƯƠNG LĨNH VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NAY</ref>.