Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoài Đức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 73:
Từ ngày 12 tháng 3 năm 1947 đến tháng 5 năm 1948, huyện Hoài Đức được gộp vào liên quận huyện IV, bao gồm Hoài Đức và Đan Phượng.<ref>Theo công văn số 038/KCT, ban hành ngày 13 tháng 3 năm 1947, UBK-Khu XI của Bộ chỉ huy Chiến khu XI</ref> Tháng 5 năm 1947, Trung ương quyết định tách ba tỉnh Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây ra khỏi Khu II, thành lập Khu XI. Tháng 5 năm 1948 đến tháng 10 năm 1948, Khu XI được Trung ương quyết định giải thể Khu XI và thành lập tỉnh Lưỡng Hà thuộc Liên khu III. Lúc này, liên quận huyện IV - Hoài Đức và Hoài Đức được tách ra thành huyện Liên Bắc. Hoài Đức thuộc huyện Liên Bắc, tỉnh Lưỡng Hà. Từ tháng 10 năm 1948 đến tháng 3 năm 1954, Khu uỷ III tách Lưỡng Hà thành 2 tỉnh Hà Đông và Hà Nội, do vậy, lúc này, Hoài Đức thuộc huyện Liên Bắc tỉnh Hà Đông. Đến tháng 11 năm 1953, huyện Hoài Đức và huyện Đan Phượng được tách bởi huyện Liên Bắc. Hoài Đức bao gồm 10 xã: Kim Chung, Thọ Nam, An Thượng, Sơn Trang, Hữu Hưng, Dương Cát, Đại La, Phương Sơn, Vân Côn, Mã Tân. Tháng 4 năm 1954, huyện Hoài Đức được tái lập và thuộc tỉnh Hà Đông quản lý theo quyết định của Liên khu uỷ III.
 
Sau khi hoàn thành cải cách ruộng đất năm 1956, Hoài Đức có thêm 2 xã mới sáp nhập về là xã Cương Kiên và xã Văn Khê. Đồng thời để phù hợp với những quy định mới về quản lý đơn vị hành chính, một số xã được tách ra, thay đổi lại. Lúc này Hoài Đức có 25 xã.: An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Cương Kiên, Đắc Sở, Di Trạch, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Dương Liễu, Dương Nội, Hữu Hưng, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Sơn Đồng, Song Phương, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Văn Khê, Xuân Thủy, Yên Nghĩa, Yên Sở.
 
Ngày [[17 tháng 6]] năm [[1959]], đổi tên xã Xuân Thủy thuộc huyện Hoài Đức thành xã Xuân Phương.<ref>[https://m.thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-278-NV-doi-ten-xa-Xuan-thuy-thuoc-huyen-Hoai-duc-tinh-Ha-dong-la-xa-Xuan-phuong-22851.aspx Nghị định số 278-NV năm 1959]</ref>
Dòng 79:
Ngày [[20 tháng 4]] năm [[1961]], trong kỳ họp khóa II, kỳ 2, Quốc hội ra quyết định mở rộng Hà Nội lần thứ nhất, 3 xã của huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông là Cương Kiên, Hữu Hưng và Xuân Phương được sáp nhập vào Hà Nội (nay là các phường [[Trung Văn (phường)|Trung Văn]], [[Tây Mỗ]], [[Đại Mỗ]], [[Phương Canh]] và [[Xuân Phương, Nam Từ Liêm|Xuân Phương]] thuộc quận [[Nam Từ Liêm]]).<ref>[http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-quyet/Nghi-Quyet-mo-rong-thanh-pho-Ha-Noi-vb42689t13.aspx Nghị quyết về việc mở rộng thành phố Hà Nội do Quốc hội ban hành]</ref>
 
Ngày 21 tháng 4 năm 1965, huyện Hoài Đức thuộc tỉnh [[Hà Tây]] mới được thành lập do hợp nhất 2 tỉnh [[Hà Đông (tỉnh)|Hà Đông]] và [[Sơn Tây (tỉnh)|Sơn Tây]].<ref>[http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Quyet-dinh-103-NQ-TVQH-phe-chuan-thanh-lap-tinh-Bac-Thai-Nam-Ha-Ha-Tay-sap-nhap-xa-An-Hoa-Thach-That-Son-Tay-vao-xa-Tien-xuan-Luong-Son-Hoa-Binh-vb17889t17.aspx Quyết định 103-NQ-TVQH năm 1965 về việc phê chuẩn việc thành lập các tỉnh Bắc Thái, Nam Hà, Hà Tây và việc sáp nhập xã An Hòa thuộc huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (cũ) vào xã Tiến Xuân thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành]</ref> Ngày 15 tháng 9 năm 1969, chuyển xã Văn Khê vào thị xã Hà Đông (nay là 2 phường [[La Khê]] và [[Phú La]] thuộc quận Hà Đông).<ref>[http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Quyet-dinh178-CP-mo-rong-dia-gioi-thi-xa-Ha-dong-hop-nhat-mot-so-huyen-thuoc-tinh-Ha-tay-vb18500t17.aspx Quyết định 178-CP năm 1969 về việc mở rộng địa giới thị xã Hà Đông và hợp nhất một số huyện thuộc tỉnh Hà Tây]</ref> Từ ngày 27 tháng 12 năm 1975, Hoài Đức thuộc tỉnh [[Hà Sơn Bình]] hình thành do sáp nhập 2 tỉnh [[Hà Tây]] và [[Hòa Bình]]<ref>[http://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B_quy%E1%BA%BFt_c%E1%BB%A7a_Qu%E1%BB%91c_h%E1%BB%99i_n%C6%B0%E1%BB%9Bc_Vi%E1%BB%87t_Nam_D%C3%A2n_ch%E1%BB%A7_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a_v%E1%BB%81_vi%E1%BB%87c_h%E1%BB%A3p_nh%E1%BA%A5t_m%E1%BB%99t_s%E1%BB%91_t%E1%BB%89nh Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc hợp nhất một số tỉnh]</ref>, gồm 21 xã: An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Đắc Sở, Di Trạch, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Dương Liễu, Dương Nội, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Sơn Đồng, Song Phương, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Yên Nghĩa, Yên Sở.
 
Ngày 29 tháng 12 năm 1978, Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ 4 đã quyết định mở rộng Hà Nội lần thứ 2, Hoài Đức cùng với các huyện [[Ba Vì]], [[Phúc Thọ]], [[Đan Phượng]], [[Thạch Thất]], [[sơn Tây (thị xã)|thị xã Sơn Tây]] của tỉnh Hà Sơn Bình và 2 huyện [[Mê Linh]], [[Sóc Sơn]] của tỉnh [[Vĩnh Phú]] được sáp nhập vào Hà Nội,<ref>[http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-quyet/Nghi-quyet-phe-chuan-viec-phan-vach-lai-dia-gioi-thanh-pho-Ha-Noi-TPHCM-cac-tinh-Ha-Son-Binh-Vinh-Phu-Cao-Lang-Bac-Thai-Quang-Ninh-va-Dong-Nai-vb42744t13.aspx Nghị quyết về việc phê chuẩn việc phân vạch lại địa giới thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Hà Sơn Bình, Vĩnh Phú, Cao Lạng, Bắc Thái, Quảng Ninh và Đồng Nai do Quốc hội ban hành]</ref> đồng thời tiếp nhận 4 xã Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hòa, Tân Hòa của huyện [[Quốc Oai]] và 2 xã Phụng Châu, Tiên Phương của huyện [[Chương Mỹ]].<ref>[http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Quyet-dinh-49-CP-dieu-chinh-dia-gioi-xa-thi-tran-huyen-Soc-Son-Me-Linh-Hoai-Duc-Phuc-Tho-Thanh-Tri-thuoc-Ha-Noi-vb58079t17.aspx Quyết định 49-CP năm 1979 điều chỉnh địa giới một số xã, thị trấn thuộc các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Phúc Thọ và Thanh Trì thuộc thành phố Hà Nội]</ref> Lúc này, huyện Hoài Đức có 27 xã: An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Cộng Hòa, Đắc Sở, Đại Thành, Di Trạch, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Dương Liễu, Dương Nội, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Phụng Châu, Sơn Đồng, Song Phương, Tân Hòa, Tân Phú, Tiên Phương, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Yên Nghĩa, Yên Sở. Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Hà Tây được tái lập, tách từ tỉnh Hà Sơn Bình. Tại kì họp thứ 9 quốc hội khoá VIII ngày 12 tháng 8 năm 1991, ranh giới thành phố Hà Nội được điều chỉnh, Hoài Đức cùng với 4 huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, thị xã Sơn Tây được trao trả cho tỉnh Hà Tây.<ref>[http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-quyet/Nghi-quyet-dieu-chinh-dia-gioi-hanh-chinh-mot-so-tinh-thanh-pho-truc-thuoc-Trung-uong-vb42808t13.aspx Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Quốc hội ban hành]</ref>