Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sắc phong”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 48:
Đối với hình thức tuyên phong của Đế vương thì:
* Cách dùng chữ 「''"Sách"''; 册」 là phổ biến nhất đồng thời cũng là cao nhất, bởi vì tờ tuyên phong tước hiệu được thể hiện bằng một quyển sách khoảng 2-3 tờ được làm bằng [[kim loại]], quý nhất là [[ngọc]], mà thấp nhất là bằng [[lụa]], cá biệt thời Hán còn dùng [[tre]]<ref>《朱子语类·本朝二·法制》: 册命之礼,始于汉武封三王,后遂不废。古自有此礼,至武帝始复之耳。郊祀宗庙,太子皆有玉册,皇后用金册,记不审。宰相贵妃皆用竹册。</ref>. Bên trong cuốn sách là lời của Đế vương khen thưởng, mở đầu bằng những lời triết lý kinh điển cổ học, sau lại nêu lý do gia phong tước hiệu và lời ủy lạo của Đế vương dành cho người nhận tước hiệu. Ban đầu loại ''"Sách mệnh"'' này là hình thức chung mà Đế vương ban tặng tước hiệu cho bề dưới, nhưng qua sự phát triển của các triều đại, lề lối ngày càng chăm chút tên gọi các sắc chỉ này, những nhân vật quan trọng như [[Tể tướng]], [[Hoàng hậu]], [[Phi tần]], [[Hoàng thái tử]], [[Hoàng tử]] và [[Công chúa]] mới là những người được nhận Sách.
* Sau đó là 「''"Sắc"''; 敕」, bên cạnh đó cũng có 「''"Cáo"''; 誥」, đây đều là dùng những tờ văn bản tương tự chiếu chỉ để tiến hành gia phong tước hiệu, được cuốn vào trong một cái gọi là ''"Trục"'' (轴). HaiGiữa hai chữ này không có ranh giới rõ ràng, đa phần là tùy vào đối tượng mà được quy định cách gọi khác nhau. Vì chỉ là tờ sắcSắc / cáoCáo, chất liệu của loại hình thức này cao nhất là [[lụa]], bình thường nhất là [[giấy]], ngoài ra phần trục cũng tùy theo địa vị mà có thể có chất liệu khác nhau. Cả hai loại này có điểm chung là không có hình thức quyển sách để truyền dụ của Đế vương ban tước cho người nhận, do vậy hình thức này đa phần là tặng người đã khuất. Từ đời [[nhà Tống]], Đế vương đều dùng hai hình thức này cho quan viên và mẹ vợ của họ, như một tấm [[bằng]] chứng nhận địa vị của họ trong thời đại xã hội khi ấy, hình thức này được gọi là 「'''Cáo mệnh'''; 誥命」 cùng 「'''Sắc mệnh'''; 敕命」.
 
== Quy trình ==