Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lưu Tri Viễn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 47:
Thạch Kính Đường tiến tới Lạc Dương, [[Lý Tòng Kha]] cùng gia quyết và các đại thần tuyệt vọng nhảy vào lửa tự sát. Kính Đường tiến vào Lạc Dương, sai Tri Viễn chiêu an dân chúng, quân sĩ trong thành. Sử sách ghi nhận Lưu Tri Viễn giữ quân nghiêm cẩn, để quân sĩ người Hán ở yên trong trại và hậu đãi các tướng sĩ [[Khiết Đan]], vì thế không cướp bóc quấy nhiễu nhân dân. Chỉ trong vài ngày, tình hình trong thành trở lại ổn định.<ref name=TTTG280/>
 
Năm [[937]], [[Phạm Diên Quang]], trước đó dù đã xưng thần với [[Hậu Tấn]], đã khởi binh tại Thiên Hùng. Không lâu sau, tướng [[Trương Tòng Tân]] cũng nổi dậy gần Lạc Dương và kiểm soát thành trị. [[Thạch Kính Đường]] lúc này đã dời đô đến Khai Phong, cử [[Dương Quang Viễn]], [[Đỗ Trọng Uy]] dẫn binh thảo phạt. Vào lúc đó, bởi vì những cuộc nổi loạn này (cũng như một cuộc nổi loạn khác tại Hoạt châu<ref>滑州, nay thuộc [[An Dương]], [[Hà Nam]], [[Trung Quốc]]</ref>), người dân [[Trung Nguyên]] đều khiếp sợ. Kính Đường hỏi ý Tri Viễn coi phải làm gì, ông trả lời như sau:<ref name=TTTG281>''[[Tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:資治通鑑/卷281|quyển 281]].</ref>
 
{{quote|Hoàng đế hưng khởi, phải là do [[Thiên Mệnh]]. Lúc ngự giá ở Tấn Dương (tức Thái Nguyên), không có nhiều hơn năm ngày lương thực, mà cuối cùng vẫn có thể lập quốc được. Nay thiên hạ vững bền; ta có quân lính tinh nhuệ; với lại ở phía bắc đã kết minh với bọn Di Địch cường thịnh (tức [[Khiết Đan]]). Bọn nhải nhép đó sao có thể làm được chi? Thánh thượng hãy ban ân điển cho văn võ hai ban để trấn an chúng. Lại xin cho thần nắm quyền dẫn quân. Nếu mà có đủ cả ân uy, kinh thành không có gì đáng lo. Gốc rễ mà an toàn thì cành lá cũng không có gì đáng ngại.}}