Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thành viên:Linh Comer/Nháp/24”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 10:
 
===Sự nghiệp chính trị===
Năm 20 tuổi, Lý Hạ cố gắng tham gia [[khoa cử]], nhưng rồi bị cấm thi vì vi phạm vào [[húy kỵ]]: tên cha ông, Lý Tấn Túc có từ "Tấn" đồng âm với từ "Tiến" trong [[Tiến sĩ Nho học|Tiến sĩ]], chức vị ông sẽ được sắc phong nếu đỗ đạt. Cuốn học thuật ''Ueki et al.'' (1999) suy đoán rằng đây là một cái cớ mà các đối thủ của Lý Hạ – những kẻ đố kị với tài năng thi ca của ông bày ra, nhằm ngăn vị thi sĩ dự thi. Một danh sĩ nổi tiếng đương thời là [[Hàn Dũ]] vì mến tài ông mà viết bài ''Húy biện'' (諱弁) để dâng lên nhưng vẫn không thể giúp Lý Hạ dự thi. Thế là ông chỉ giữ chức quan nhỏ ''Phụng lễ lang'' (奉禮郎; trông coi về nghi lễ) trong 3 năm trước khi từ quan về quê nhà.
 
===Bệnh tật và qua đời===
Lý Hạ được miêu tả là một người có ngoại hình rất ốm yếu, với thân hình mảnh khảnh, đôi lông mày liền nhau và để móng tay dài. Cuốn ''Lý Hạ tiểu truyện'' kể rằng vào canh giờ mà Lý Hạ qua đời, ông được một nhân vật mặc áo lụa đào ghé thăm; người này nói với vị thi sĩ rằng [[Thượng đế]] đã cho gọi ông lên thiên đàng để làm thơ.
 
==Các tên gọi==
[[Biểu tự|Tên tự]] của Lý Hạ là Trường Cát, đôi khi ông còn được gọi với cái tên ghép từ họ và tên tự là Lý Trường Cát. Người đời cũng mệnh danh ông là ''Quỷ Tài'' (鬼才), với lối làm thơ đối lập với ''Thiên Tài'' (天才) [[Lý Bạch]] và ''Nhân Tài'' (人才) [[Bạch Cư Dị]]. Biệt hiệu này do học giả [[Nhà Tống|thời nhà Tống]] Tiền Dị (錢易) đặt cho Lý Hạ trong tác phẩm ''Nam bộ tân thư'' (南部新書). Vị thi sĩ cũng được mệnh danh là "Thi Quỷ" (詩鬼), còn [[Lý Bạch]] và [[Đỗ Phủ]] lần lượt được gọi là