Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cần Giuộc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Phân biệt rõ Tân Tập thành Tân Tập, Cần Giuộc dùng popups
n Phân biệt rõ Long Hậu thành Long Hậu, Cần Giuộc dùng popups
Dòng 75:
Địa hình Cần Giuộc mang đặc trưng của đồng bằng gần cửa sông, tương đối bằng phẳng, song bị chia cắt mạnh bởi sông rạch. Địa hình thấp (cao độ 0,5 – 1,2m so với mặt nước biển), nghiêng đều, lượn sóng nhẹ và thấp dần từ Tây Bắc sang Đông Nam. Sông Rạch Cát (còn gọi sông Cần Giuộc) dài 32&nbsp;km, chảy qua Cần giuộc theo hướng Bắc – Nam, đổ ra [[sông Soài Rạp]], chia Cần Giuộc ra làm 2 vùng với đặc điểm tự nhiên, kinh tế khác biệt. Vùng thượng có cao độ so với mặt biển 0,8 – 1,2m, địa hình tương đối cao ráo. Hiện nay hầu hết diện tích đã được ngăn mặn nhờ hệ thống công trình thủy lợi đê Trường Long, đê Phước Định Yên và cống – đập Trị Yên, cống – đập Mồng Gà.<ref>[http://www.longan.gov.vn/chinhquyen/hcgiuoc/Pages/Tai-nguyen-thien-nhien.aspx Địa hình và tài nguyên huyện] Theo webste huyện Cần Giuộc</ref>
*Vùng thượng gồm: [[Cần Giuộc (thị trấn)|Thị trấn Cần Giuộc]] và 9 xã là [[Tân Kim]], [[Trường Bình]], [[Long An, Cần Giuộc|Long An]], [[Thuận Thành, Cần Giuộc|Thuận Thành]], [[Phước Lâm, Cần Giuộc|Phước Lâm]], [[Mỹ Lộc]], [[Phước Hậu, Cần Giuộc|Phước Hậu]], [[Long Thượng]], [[Phước Lý]]
*Vùng hạ có 7 xã là: [[Long Phụng]], [[Đông Thạnh, Cần Giuộc|Đông Thạnh]], [[Tân Tập, Cần Giuộc|Tân Tập]], [[Phước Vĩnh Đông]], [[Phước Vĩnh Tây]], [[Phước Lại]], [[Long Hậu, Cần Giuộc|Long Hậu]].Vùng hạ có cao độ so với mặt nước biển 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên dày đặc. Một số khu vực thấp cục bộ là lòng sông cổ chưa được phù sa bồi lắng lấp đầy, cao độ chỉ 0,2 – 0,4m. Công trình thủy lợi cống, đập Ông Hiếu với tuyến đê dài 11,85km phục vụ ngăn mặn trữ ngọt cho trên 2.000 ha sản xuất lúa 2 vụ/năm. Còn lại hầu hết diện tích vùng hạ thích hợp cho sản xuất lúa 1 vụ và nuôi thủy sản.
 
===Tài nguyên đất===