Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Thương Ẩn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 32:
Cuộc sống khốn khó thời trẻ đã giúp tạo nên tính cách cũng như con người của Lý Thương Ẩn. Với mong muốn làm làm rạng danh tổ tiên, Lý Thương Ẩn siêng năng học tập, ước mong thành công trên đường khoa cử, háo hức được làm quan càng sớm càng tốt. Trên thực tế, ông nỗ lực làm lụng chăm chỉ, đảm đương mọi trách nhiệm trong gia đình. Khi đến tuổi trưởng thành, ông dành thời gian để thủ hiếu với mẹ và thực hiện cải táng linh cữu của những người thân phải chôn nhờ ở nơi đất khách về với quê nhà Huỳnh Dương. Học giả Trần Di Hân (1924-2000) cho rằng những việc làm này của Lý Thương Ẩn không chỉ bị chi phối bởi tư tưởng Tông pháp (宗法) vốn đã ăn sâu trong tâm thức người Hán, mà còn bởi vì Lý Thương Ẩn vốn mồ côi cha từ nhỏ, lại lớn lên trong nghèo khó, gia cảnh sa sút, nên ông rất coi trọng cốt nhục của mình. Mặt khác, những kinh nghiệm thu được thời niên thiếu đã giúp ông phát triển một tính cách do dự, mẫn cảm nhưng một tâm hồn thanh nhã và cao thượng. Những đặc điểm này không chỉ được thể hiện trong những bài thơ, mà còn được phản ánh trong con đường hoạn lộ đầy gian nan của ông.
 
Người thầy có ảnh hưởng lớn nhất đối với Lý Thương Ẩn là người chú họ mà ông đã gặp sau khi cùng mẹ quay về quê nhà Huỳnh Dương sinh sống. Chú ông tuy từng theo học tại Thái học viện, nhưng sống ẩn cư không ra làm quan. Theo hồi ức của Lý Thương Ẩn, vị đường thúc này là tinh thông kinh học, tiểu học, cổ văn và thư pháp và bản thân ông cực kỳ coi trọng tài năng của người cháu nhỏ tuổi của mình. Dưới ảnh hưởng từ chú, Lý Thương Ẩn "năng vi cổ văn, bất hỉ ngẩu đối". Khi mới 16 tuổi, ông viết hai bài ''Tài luận'' 才论 và ''Thánh luận'' 圣论 (nay không còn) được nhiều sĩ đại phu đương thời khen ngợi. Trong số những nhân vật tán dương tài năng của Lý Thương Ẩn có Thiên Bình quân [[tiết độ sứ]] [[Lệnh Hồ Sở]].
Lý Thương Ẩn theo chú học tập, tuy còn nhỏ những đã sớm bộc lộ tài năng. Nhờ tài năng, Lý Thương Ẩn được [[Thiên Bình quân]] [[tiết độ sứ]] [[Lệnh Hồ Sở]] trọng dụng, cho làm ''Tuần quan'' năm 17 tuổi. Lệnh Hồ Sở mến tài ông, nhận làm [[môn hạ]], cho cùng học với các con của mình. Trong đó ông giao du thân nhất với [[Lệnh Hồ Đào]].
 
Lệnh Hồ Sở là một nhân vật quan trọng khác trong sự nghiệp học thuật của Lý Thương Ẩn. Bản thân Lệnh Hồ Sở cũng là một chuyên gia “biền ngẫu văn” (Loại văn có đối, các đoạn văn, câu văn đối nhau từng cặp một) và đặc biệt mến mộ tài hoa phi thường của cậu học trò trẻ tuổi này. Ông không chỉ truyền thụ tài nghệ sáng tác "biền ngẫu văn" cho Lý Thưởng Ẩn mà còn nhận cậu làm môn hạ, mà còn giúp đỡ gia đình cậu và khuyến khích cậu giao du cùng những người con của mình. Kể từ đó, ông giao du thân nhất với [[Lệnh Hồ Đào]]. Với sự giúp đỡ của Lệnh Hồ Sở, kỹ năng "biền ngẫu văn" của Lý Thương Ẩn nhanh chóng tiến bộ vượt bực. Tự tin với khả năng của mình, cậu hy vọng sẽ có thể sử dụng năng lực của mình để làm bàn đạp bước vào chốn quan trường.
 
=== Con đường làm quan ===
Tuy học giỏi, có tài nhưng Lý Thương Ẩn lận đận trên đường khoa cử. Năm 21 tuổi, ông đến kinh thành dự thi [[Tiến sĩ]] lần đầu tiên nhưng không đỗ. Năm 23 tuổi, ông lại đến kinh thành ứng thí, vẫn không đỗ, đành về phụng dưỡng mẹ ở [[Tế Nguyên]]. Năm 25 tuổi, ông ra ứng thí lần thứ ba, nhờ Lệnh Hồ Đào hết sức tiến cử, nâng đỡ ông mới đỗ tiến sĩ niên hiệu Khai Thành đời [[Đường Văn Tông]] (tức năm [[837]]). Từ đó ông làm ở phủ Tiết độ sứ Lệnh Hồ Sở. [[Tháng 11]] năm đó, Lệnh Hồ Sở mất. Năm sau, Lý Thương Ẩn dự khoa thi ''[[Bác học hoành từ]]'', nhưng bị đánh rớt. Không đỗ kỳ thi ấy, Thương Ẩn sang làm thuộc quan cho Tiết độ sứ [[Vương Mậu Nguyên]] ở [[Kinh Nguyên]] (nay ở phía bắc [[huyện Kinh]], tỉnh [[Cam Túc]]). Vương Mậu Nguyên vì mến tài, đem con gái gả cho Lý Thương Ẩn, nàng ta tên [[Vương Yến Mỹ]] (王晏媄).