Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kế hoạch Marshall”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thay tập tin Hamburg_after_the_1943_bombing.jpg bằng tập tin Royal_Air_Force_Bomber_Command,_1942-1945._CL3400_(cropped).jpg (được thay thế bởi CommonsDelinker vì lí do: Duplicate: Exact or scaled-dow
Dòng 12:
 
=== Bối cảnh tại châu Âu ===
[[Tập tin:HamburgRoyal afterAir theForce 1943Bomber bombingCommand, 1942-1945. CL3400 (cropped).jpg|nhỏ|300px|Các tòa nhà đổ nát sau cuộc không kích [[Hamburg]]]]
Phần lớn châu Âu bị tàn phá nặng nề với hàng triệu người chết và bị thương sau [[Chiến tranh thế giới thứ hai]]. Chiến sự tàn phá trên toàn lục địa, trải rộng trên một diện tích còn lớn hơn [[Chiến tranh thế giới thứ nhất]]. Các cuộc ném bom dai dẳng cũng đồng nghĩa với việc phần lớn các thành phố lớn đều bị tàn phá nặng nề, với các khu công nghiệp bị đánh phá nghiêm trọng. Rất nhiều thành phố lớn, bao gồm cả [[Warszawa]] và [[Berlin]] hoàn toàn đổ nát, các thành phố khác, như [[Luân Đôn]] và [[Rotterdam]], thì bị thương tích nặng nề. Hạ tầng cơ sở kinh tế điêu tàn, hàng triệu người trở thành vô gia cư. Mặc dù [[nạn đói ở Hà Lan năm 1944]] đã dịu đi cùng với nguồn viện trợ, nhưng sự hoang tàn của ngành nông nghiệp cũng khiến cho nạn đói xảy ra tại một số vùng trên lục địa, lại càng trở nên nghiêm trọng vì mùa đông đặc biệt khắc nghiệt năm 1946–1947 tại vùng tây bắc châu Âu. Đặc biệt hạ tầng giao thông bị phá hoại nghiêm trọng, vì đường sắt, cầu cống, đường sá là các mục tiêu không kích quan trọng, trong khi phần lớn các đoàn tàu thương mại đã bị đánh chìm. Mặc dù phần lớn các thị trấn nhỏ và làng mạc ở Tây Âu không phải chịu cảnh tàn phá ghê gớm như vậy, nhưng việc hệ thống giao thông bị tiêu hủy cũng làm cho họ trở nên cô lập về mặt kinh tế. Bất kỳ vấn đề nào trên đây đều không dễ để giải quyết, vì phần lớn các quốc gia tham chiến đều đã kiệt quệ về tài chính.