Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Văn Cao”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 125:
== Sự nghiệp văn nghệ ==
=== Âm nhạc ===
So với hai nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng khác là [[Phạm Duy]] khoảng 1000 ca khúc và [[Trịnh Công Sơn]] với 600 ca khúc, Văn Cao sáng tác không nhiều. Sự nghiệp âm nhạc của Văn Cao được chia làm hai mảng chính: tình ca và hùng ca. Ngoài ca khúc, ông còn viết một số tác phẩm khí nhạc dành cho [[dương cầm|piano]] như ''Sông Tuyến'', ''Biển đêm'', ''Hàng dừa xa''...Ông còn sáng tác nhạc phim như "Chị Dậu" (1980), tổ khúc giao hưởng phim ''Anh bộ đội cụ Hồ'' của Xưởng phim QĐND...
 
==== Tình ca ====
Dòng 144:
Ngay từ khi còn trong [[nhóm Đồng Vọng]] ở [[Hải Phòng]], Văn Cao đã viết các ca khúc [[hướng đạo]] khoẻ khoắn. Cũng giống như các nhạc sĩ tiến chiến khác, Văn Cao sử dụng đề tài lịch sử để thể hiện tình ái quốc trong ''Gò Đống Đa'', ''Hò kéo gỗ Bạch Đằng Giang''... Ngoài ''[[Tiến quân ca]]'', ông còn sáng tác các hành khúc khác như ''Tiến về Hà Nội'', ''Thăng Long hành khúc ca''. Tham gia Việt Minh, Văn Cao sáng tác các ca khúc ''Chiến sĩ Việt Nam'', ''Công nhân Việt Nam'', ''Không quân Việt Nam''...
 
Năm 1947, sau chiến thắng sông Lô, Văn Cao viết Trườngtrường ca ''Sông Lô'', ca khúc ghi dấu ấn trong lịch sử tân nhạc. [[Phạm Duy]] viết: ''"Đó là tác phẩm vĩ đại... chẳng thua bất cứ một tuyệt phẩm nào của nhạc cổ điển Tây phương... Bài này đánh dấu sự trưởng thành của Tân nhạc"''. Cũng theo ý kiến của Phạm Duy, ''Trường ca sông Lô'' phải là đỉnh cao nhất của [[Nhạc đỏ|nhạc kháng chiến]] nói riêng, của tân nhạc Việt Nam nói chung và Văn Cao là "cha đẻ" của hùng ca, trường ca Việt Nam<ref>[http://vnexpress.net/gl/van-hoa/am-nhac/2005/07/3b9e01e1/ Phạm Duy và cảm xúc về nhạc sĩ Văn Cao] trên VnExpress</ref>.
 
Sau năm 1954, các ca khúc của Văn Cao, trừ ''Tiến quân ca'', không được trình diễn ở miền Bắc. Nhưng ở miền Nam, các ca sĩ hàng đầu của Sài gòn như Thái Thanh, Khánh Ly, Hà Thành vẫn trình diễn và ghi âm nhạc phẩm của Văn Cao. Ca khúc ''[[Không quân Việt Nam hành khúc|Không quân Việt Nam]]'' được sử dụng làm bài hát chính thức của [[Không lực Việt Nam Cộng hòa]] mặc dù chưa được phép của tác giả.