Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Điện ảnh Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 226:
Một tác phẩm điện ảnh dấu ấn trong giai đoạn này là bộ phim dài hơi ''[[Ván bài lật ngửa]]'' của đạo diễn [[Lê Hoàng Hoa]] do Xưởng phim Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh sản xuất. ''Ván bài lật ngửa'' được thực hiện từ năm [[1982]] tới năm [[1987]], gồm 8 tập: ''Đứa con nuôi vị giám mục'', ''Quân cờ di động'', ''Phát súng trên cao nguyên'', ''Cơn hồng thủy và bản tango số 3'', ''Trời xanh qua kẽ lá'', ''Lời cảnh cáo cuối cùng'', ''Cao áp và nước lũ'', ''Vòng hoa trước mộ''. Phim được chuyển thể từ tiểu thuyết tình báo cùng tên của nhà văn [[Trần Bạch Đằng|Nguyễn Trương Thiên Lý]]. Vai điệp viên [[Ván bài lật ngửa|Nguyễn Thành Luân]] do [[Nguyễn Chánh Tín]] và vai [[Thùy Dung]]{{Cần định hướng|{{subst:DATE}}}} do [[Thúy An]] và [[Thanh Lan]] thể hiện. ''Ván bài lật ngửa'' đã giành được Giải đặc biệt tại [[Liên hoan phim Việt Nam]] [[Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6 năm 1983|lần thứ 6]] năm [[1983]], Bông sen bạc và nam diễn viên chính xuất sắc tại [[Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 7 năm 1985|lần thứ 7]] năm 1985.
 
Từ tháng 4 năm 1975 đến năm 1985, điện ảnh Việt Nam đã thực hiện 149 bộ phim truyện ra mắt công chúng. Mỗi năm còn trung bình 12 phim hoạt hình và nhiều phim tài liệu. Năm 1986 hoàn thành 4 tập phim ''Biệt động Sài Gòn'', là phim nhựa màu đầu tiên của điện ảnh Việt Nam.
{{clear}}
 
Dòng 233:
Đến cuối [[thập niên 1980]], khi Việt Nam bước sang giai đoạn [[Đổi mới]] thì điện ảnh rơi vào thời kỳ khủng hoảng. Những năm trước, trong [[Thời bao cấp|thời kỳ bao cấp]], các hãng phim được nhà nước cấp kinh phí để sản xuất phim, khâu phát hành phim do cơ quan khác quản lý. Đây là một trong những lý do làm giảm chất lượng phim. Thời kỳ này, sự cắt giảm ngân sách của Nhà nước làm cho điện ảnh không đủ kinh phí để sản xuất phim. Việc phân cấp các rạp và đội chiếu bóng về cho tỉnh, thành và quận, huyện được từ đầu thập niên 1980, tới thời gian này được thực hiện triệt để. Nhà nước bắt đầu xóa bỏ bao cấp dành cho điện ảnh, chuyển từ chế độ bao cấp sang chế độ hạch toán kinh tế, có sự tài trợ một phần của Nhà nước. Các máy móc thiết bị làm phim đã cũ kỹ, tiền của Nhà nước đầu tư cho điện ảnh cũng bị thất thoát.
 
Trong khi điện ảnh rơi vào bi kịch thì thể loại [[phim video]] mới xuất hiện và nhanh chóng đạt tới thời kỳ hoàng kim, thu hút một số lượng khán giả rất lớn (phim video đầu tiên là ''Bỉ vỏ'', chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn [[Nguyên Hồng]]) . Số lượng máy video tăng nhanh và rạp chiếu phim không còn sức hút với khán giả. Nhiều hãng phim điện ảnh chỉ còn sản xuất một hai phim một năm, và chuyển sang làm phim video. Dòng phim này chủ yếu sản xuất ở miền Nam, rất nhiều bộ phim thương mại được sản xuất ồ ạt, nội dung đơn giản, thường gọi là dòng "[[phim mỳ ăn liền]]". Dòng phim này cũng kéo theo một thế hệ diễn viên ngôi sao mới như [[Lý Hùng]], [[Diễm Hương]], [[Việt Trinh]], [[Lê Công Tuấn Anh]], [[Lê Tuấn Anh]], [[Thái San]], [[Y Phụng]], [[Công Hậu]], [[Thu Hà (diễn viên)|Thu Hà]]...
 
Một thời gian đầu, các phim mỳ ăn liền hướng tới các đề tài dân gian, những câu chuyện [[truyện cổ tích|cổ tích]] như [[Phạm Công Cúc Hoa]], [[Thạch Sanh]], [[Tấm Cám]]... Khi thể loại [[phim võ thuật]] của [[Hồng Kông]] du nhập vào Việt Nam mạnh mẽ, các nhà làm phim cũng sản xuất hàng loạt những phim võ hiệp dã sử ''Thăng Long đệ nhất kiếm'', ''Lửa cháy thành Đại La'', ''Tráng sĩ Bồ Đề'', ''Chuyện tình Mỵ Châu''... Không chỉ dùng phim video, một vài phim như ''Thăng Long đệ nhất kiếm'' là phim điện ảnh. Thời kỳ cuối cùng, cùng là giai đoạn mạnh mẽ nhất, là những bộ phim tình cảm sướt mướt, bi lụy, những cuộc tình tay ba ngang trái: ''Sau những giấc mơ hồng'', ''Em không dối lừa'', [[Sao em vội lấy chồng]], ''Sau cơn mưa trời lại sáng'', ''Tóc gió thôi bay'', ''Đừng nói xa nhau''... Cho đến giữa [[thập niên 1990]], do nhu cầu và thị hiếu khán giả thay đổi, dòng phim này bắt đầu đi xuống.