Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Rạch Ông Chưởng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 13:
=== Cù lao Ông Chưởng - Mỹ Hòa Hưng (Cây Sao) ===
[[Tập tin:LongXuyen.jpg|nhỏ|trái|250px|Cù lao Mỹ Hòa Hưng có tên là '''Ông Chưởng''' trong bản đồ tỉnh Long Xuyên của [[Nam Kỳ]] thuộc [[Pháp]] năm [[1901]]]]
Cù lao [[Mỹ Hòa Hưng]] là một trong những vùng đất sớm mà [[người Việt]] "''mang gươm đi mở cõi''" ở [[Đồng bằng sông Cửu Long]]. Trước năm [[1700]], người Việt đã đến vùng cù lao nằm giữa sông Hậu này sinh sống. Thời các [[chúa Nguyễn]] và thời [[nhà Nguyễn]] độc lập cù lao Mỹ Hòa Hưng có tên là '''bãi Cây Sao''', rồi khi [[Nguyễn Hữu Cảnh]] (1650-1700) theo lệnh chúa [[Nguyễn Phúc Chu]] vào xác lập chủ quyền tại vùng đất phương nam sau này là [[Nam Kỳ]], đi đánh [[Cao Miên]] về đóng quân và mất tại đây năm 1700, nên có tên là '''cù lao Ông Chưởng''' hay bãi Ông Chưởng, hoặc bãi Lễ Công.
 
Theo ''[[Đại Nam nhất thống chí]]'': "'''''Bãi [[Nguyễn Hữu Cảnh|Lễ-công]]''' (bãi Ông Chưởng): '''ở cửa dưới [[rạch Ông Chưởng| (sông Lễ-công]])''' và tên cũ là bãi Cây-sao, xưa chưởng cơ Lễ Thành-hầu Nguyễn Hữu Kính đánh Cao-miên, khi thắng trận trở về đóng quân ở đây, sau khi chết dân địa phương lập đền thờ.''"<ref>Đại Nam nhất thống chí, tỉnh An Giang, trang 177.</ref> Bản dịch của Tu Trai Nguyễn Tạo còn thêmː "''Bãi Lễ công ở '''trung lưu sông Hậu Giang''' (giữa dòng [[sông Hậu]]), hạ khẩu sông Lễ công, nguyên tên là bãi Cây-sao (Sao mộc)...''"<ref name= NguyenTao63>[http://tusachtiengviet.com/images/file/56oH26_l1AgQALsC/dai-nam-nhat-thong-chi-tap-ha.pdf Bãi Lễ công, bản Đại Nam nhất thống chí, Lục tỉnh Nam Kỳ, quyển hạ tỉnh An Giang, bản của Tu Trai Nguyễn Tạo, trang 63.]</ref> Sách ''[[Gia Định thành thông chí]]'' chú thích rõ: "Cù lao này lúc trước có nhiều cây sao, tức là cù lao Ông Chưởng ngày nay"<ref name= GDTTC119>[http://www.ndclnh-mytho-usa.org/KhoSachCu/Gia%20-Dinh_Thanh_Thong-Chi__.pdf Gia Định thành thông chí, Đền Lễ Công, trang 119.]</ref>. Sử [[nhà Nguyễn]] gọi cồn Cây Sao là Cù lao Sao Mộc hay Tiêu Mộc hoặc châu Sao Mộc. Về [[sông Hậu Giang]], Đại Nam nhất thống chí chépː "''... Sông từ sông Châu-đốc chảy về phía đông-nam qua các sông Cần-chông, sông Khúc, giữa có các bãi Thảo-mãng, Cần-chông, Thị-bông gồm 51 dặm, đến cửa dưới kênh Thuận, lại phía tâyː qua rạch Dầu, sông Cần-đăng, '''bãi Cây-sao''' gồm 37 dặm '''đến cửa dưới sông Lễ-công'''; đến [[Hòa Bình, Chợ Mới (An Giang)|sông Qua]], làm thành bãi Qua, bờ phía tây qua [[Kênh Thoại Hà|kênh Đông-xuyên]], rạch Lao, bờ phía đông qua [[Hòa An, Chợ Mới (An Giang)|Trường-tiền]], gồm 27 dặm đến [[Lấp Vò|sông Cường-thành]],...''"<ref>Đại Nam nhất thống chí, tỉnh An Giang, trang 169.</ref> Trong bản đồ tỉnh Long Xuyên thời Pháp thuộc năm 1901, cù lao Mỹ Hòa Hưng có tên là '''C. Ông Chưởng'''.
 
Vào thời nhà Nguyễn độc lập cũng có một cù lao nhỏ, nằm ở cửa trên rạch Ông Chưởng cũng mang tên là vàm Ông Chưởng hoặc cù lao Ông Chưởng hay bãi Lễ Công, nằm ở vị trí rạch Ông Chưởng nhận nước từ [[sông Tiền]] ở phần phía bắc của xã [[Kiến An (xã)|Kiến An]] huyện Chợ Mới tỉnh An Giang ngày nay (dấu vết là một doi đất nhỏ hình con hến nằm kẹp giữa sông Tiền, cửa trên rạch Ông Chưởng và kênh Chăn Cà Na ở phần phía bắc xã Kiến An). [[Gia Định thành thông chí]] chép rằngː "'''''Lễ Công giang thượng khẩu'''ː Tục gọi là vàm Ông Chưởng; cửa sông nầy rộng 8 tầm, sâu 8 thước ta. '''Trước cửa sông có cù lao nhỏ''' và nhân tên sông mà gọi tên cù lao ấy (cù lao Ông Chưởng), ở cách phía tây đạo Đông Khẩu 90 dặm rưỡi. Sông chảy vào nam 60 dặm rưỡi đến hạ khẩu rồi hợp lưu với Hậu Giang. Bờ phía tây có '''sở thủ ngự Hùng Sai''', bờ phía tây thượng khẩu '''có miếu thờ''' Khâm sai Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn (Nguyễn Hữu Cảnh) vì dân ở đấy cho rằng ông có công dẹp yên Cao Miên, khai thác đất này, nên nhân dân nhớ công đức mà lập miếu thờ, ... Việc lấy tên của ông đem đặt tên sông là muốn người sau muôn đời không quên ơn đức của ông vậy. Đến như huân nghiệp rực rỡ của ông đã được ghi rõ trên lá cờ đặt ở đền thờ chính ở Biên Hòa. Nơi đền chính này đều có lễ cúng cấp quốc gia xuân thu hai lần và lễ này đã được ghi vào Hội điển của triều đình.''"<ref name= GDTTC40>[http://www.ndclnh-mytho-usa.org/KhoSachCu/Gia%20-Dinh_Thanh_Thong-Chi__.pdf Lễ Công giang thượng khẩu, Gia Định thành thông chí, trang 40.]</ref> '''Cù lao Ông Chưởng (thượng khẩu)''' này được Đại Nam nhất thống chí chép trong mục về "Lễ-công giang" (rạch Ông Chưởng): "''...Thượng khẩu rộng 4 trượng, sâu 8 thước, phía trước có bãi cát nhỏ cũng gọi là bãi Lễ-công.''" Tuy nhiên, vàm Ông Chưởng này và cả vùng đất bên bờ phải rạch ông Chưởng trong đó có vùng thuộc huyện Chợ Mới ngày nay được cho là cù lao Ông Chưởnɡ<ref name= BaoCanTho1>[https://baocantho.com.vn/cu-lao-ong-chuong-a20653.html Cù lao Ông Chưởng, báo Cần Thơ, đăng ngày 27/08/2011.]</ref><ref name= BaoCanTho2>[https://baocantho.com.vn/cu-lao-ong-ho-a91019.html Cù lao Ông Hổ, báo Cần Thơ, đăng ngày 08/10/2017.]</ref> nơi có nhiều đền thờ Hữu Cảnh '''cũng đều không phải là nơi Nguyễn Hữu Cảnh đóng quân và mắc bệnh mà chết'''. Đại Nam nhất thống chí khẳng định chỉ có một''' bãi Lễ Công (cù lao nằm ở giữa sông Hậu, nơi rạch Ông Chưởng đổ nước vào sông Hậu, tức cù lao Mỹ Hòa Hưng ngày nay), là nơi duy nhất mà Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (Hữu Kính) đóng quân và bị bệnh nặng''' dẫn tới tử vong trên đường về.<ref name= NguyenTao63/>, (trên đó cũng từng có đền thờ ông).<ref name= NguyenTao63/><ref name= NguyenTao72>[http://tusachtiengviet.com/images/file/56oH26_l1AgQALsC/dai-nam-nhat-thong-chi-tap-ha.pdf Đền thờ Lễ công, Đại Nam nhất thống chí, Lục tỉnh Nam Kỳ, quyển hạ tỉnh An Giang, bản của Tu Trai Nguyễn Tạo, trang 72.]</ref>