Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận:Nhạc vàng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 49:
 
Thảo luận của quycuocthat là nói về nghĩa của từ "Nhạc vàng" theo nghĩa rộng, và ông ấy giải thích tiếp vì sao "vàng" liên quan tới "buồn". Hơi bị lãng mạn chút xíu. Tóm lại là ông nói đông, ông lại nói Tây. Song bây giờ ít người dùng với nghĩa rộng như quycuocthat, theo tôi nên dùng nghĩa hẹp cho tiện. Trong bài "tiếng dương cầm" của [[Văn Phụng]] có nhắc tới "nhạc vàng". Trong vài bài thơ tiền chiến nữa. Từ nhạc vàng có từ trước khi tân nhạc ra đời. Nghĩa là nhạc buồn. Về sau (thập niên 1950), với những nhạc sĩ miền Nam, nghĩa nó hẹp lại, chỉ 1 dòng nhạc buồn thường dùng điệu boléro, rumba mà ta đang dùng từ đó với nghĩa đó trong bài bây giờ. [[Thành viên:Xiaoao|Xiaoao]] ([[Thảo luận Thành viên:Xiaoao|thảo luận]]) 18:46, ngày 27 tháng 5 năm 2008 (UTC)
 
::Nhạc vàng có từ thời tiền chiến để chỉ các bài mà sau hay gọi là tiền chiến. Theo ông '''Lộc Vàng''' người đi tù 8 năm vì nghe nhạc vàng, thì nhạc vàng thời đó hay nghe chính là nhạc tiền chiến sau này hay gọi. Hiện nhà ông ấy ở Tứ Liên Tây Hồ đường nước Phần Lan, tôi có gặp ông này vài lần. Hiện ông ấy có mở quán cafe, nhưng thực ra chẳng bán cái gì, chỉ có một số ít bạn hữu thỉnh thoảng lui tới. Nhà ông ấy cũng không nghèo (chuyện xưa ông ấy cũng không còn hận cái gì, vì xưa lâu rồi). Ông ấy thích nghe nhạc tiền chiến chứ không phải nhạc vàng miền Nam. Thời đánh Mỹ thì ông ấy có nghe trộm đài Sài Gòn có biết một số bài lãng mạn. Ông ấy cũng không định nghĩa về cái nhạc đó. Còn truyền thông nhà nước hồi đó thì ra rả kêu nhạc vàng là nhạc phổ biến vùng tạm chiếm trước 54 (Hà Nội trước 54 nghe cái này nhiều) và nhạc trong vùng chế độ SG kiểm soát. Nghĩa như thế thì nó rất rộng. Mẹ tôi hát Giọt mưa thu mà còn bị kiểm thảo. Khắt khe đến thế. Còn ở miền Nam trước 1975 thì từ nhạc vàng cũng không phải là phổ biến. Từ nhạc sến chệch từ Mary Sến cũng ra đời trong đó nhưng cũng không phổ biến. Các hãng băng đĩa chỉ gọi chung chung là nhạc thời trang, bao gồm cả sang cả sến để tránh cái sự kỳ thị hay lăng xê. Nhưng các vũ trường, quầy bar thì nó có phân biệt do đối tượng người nghe là khác nhau. Sau 75 thì quan điểm nhà nước vẫn như cũ. Đến thời Đổi mới thì cho phép trở lại sáng tác và hát nhạc vàng, nhưng cực kỳ hạn chế trong cấp phép. Các nhạc sĩ vẫn được khuyến khích sáng tác nhạc quê hương. Truyền thông thì vẫn nói xấu như trước. Nhạc hải ngoại bị cấm, nhưng lại tràn lan. Nhà tôi lúc nào cũng sở hữu đủ loại Làng Văn, Người Đẹp Bình dương, Đêm Sài Gòn, Thúy Nga, Hollywood Night ... nhưng hồi đó các trung tâm hải ngoại họ không công khai chống cộng. Các chương trình thường không nhắc gì đến chính trị, hoặc nếu có thì cũng bóng gió là chính. Ngay Phạm Duy một người chống cộng nhưng lên Thúy Nga thì ông ấy cũng nói tránh, nói rất ôn hòa. Dẫn chương trình thường nói mấy câu bông đùa vui vẻ, chứ rất ít bàn đến nhạc lý, hay là nói chuyện đến chính trị. (mấy sân khấu lớn thường không có mặc áo lính trên sân khấu như sau này). Đôi khi nhạc chủ đề tác giả có nói qua c trị nhưng không nặng nề. Các chương trình nhạc hội hay băng đĩa không bao giờ nhắc đến cái từ nhạc vàng. Họ cũng chẳng có 1 định nghĩa nào về các loại nhạc mà hay đưa vào các nhạc hội lẫn các album của họ. Tức từ nhạc vàng không được họ chính thức thừa nhận và định nghĩa. Nhưng đó cũng là thời kỳ mà từ nhạc vàng được người dân trong nước nói đến nhiều nhất. Và là loại nhạc được nghe nhiều nhất. Nó thường được xem là nhạc của mấy ca sĩ như Chế Linh Tuấn Vũ, Hương Lan hát. còn cái dòng của Khánh Ly, Tuấn Ngọc thì trong nước nghe ít và họ cũng không định nghĩa về nó. Các từ sến sang hầu như không ai biết đến. Đó cũng là thời kỳ phổ biến nhạc Disco, mà gọi là Xập Xình mà hải ngoại hay nhái lại của Tây. Và dân thì gộp chung là nhạc Trẻ. Nhạc cách mạng thì ít được nghe và hầu hết trên phát thanh truyền hình. Đầu thập niên 90 cũng nhà nước cho hát lại nhạc tiền chiến, lên cả VTV, nhưng dân thì người ta thấy hao hao giống nhạc vàng, nên cũng hay gọi gộp chung vào nhưng sau đó thì từ tiền chiến trở nên phổ biến. Mãi sau này tôi mới biết từ tiền chiến là có từ trước 1975 ở miền nam, chính xác là từ 1970. Giữa thập niên 90 thì mới có phong trào cover các bài nhạc cách mạng ra CD, video, và bán theo hình thức thương mại, từ đó nhạc này được nghe nhiều hơn, và từ nhạc Đỏ ra đời. Giữa thập niên 90 thì nổi lên của nhóm Mỹ Linh Thanh Lam, rồi sau là Lam Đan Trường Bằng Kiều... thì dân gọi là nhạc Trẻ, còn truyền thông thì hay dùng từ nhạc nhẹ. Cũng giai đoạn này nhạc vàng hải ngoại ảnh hưởng ít đi. Cũng giai đoạn này thì có từ nhạc Xanh. Còn cái từ nhạc sến phổ biến mãi sau này, khoảng đầu hay giữa thập niên 2000, thời đó từ này hay có ý miệt thị. Lúc đó mới có các bài báo nói là nó có từ trước 1975. có thể là 1 sự phân biệt với 1 dòng nhạc khác cũng đang được nghe khá nhiều của T Ngọc K Ly L Thu. Về sau thì ca sĩ Mai Quốc Huy dám sử dụng từ nhạc sến để nói về nhạc mình hát mà không ngại gì cả, như là 1 sự thách thức. Dần thì từ sến nó cũng thành quen. Còn chữ nhạc bolero thì có tài liệu cho biết bắt đầu từ cuộc thi đài Vĩnh Long cách đây vài năm. Bolero thì về nhạc lý, thì điệu này có cả trong các dòng nhạc khác, Đỏ, Xanh, Trẻ, đều có cả , như bài Miền Trung nhớ Bác thì bolero; và nhạc vàng sến thì không chỉ có cái điệu đó. nhưng sử dụng cái từ này để chỉ không khí , chứ ko quá khắt khe về nhạc lý thì cũng chấp nhận được. Khi nói về điệu, thì thường là áp cho nhạc nhẹ, mà thường chơi với 1 dàn nhạc nhẹ (guitar, bass..), trong nhạc cổ điển thì thường không phân chia kiểu vậy. Do bản chất phân điệu là áp cho nhảy ở mấy vũ trường. Dưới góc độ khoa học thì nhạc vàng (kể cả "nhạc sang") hay phần lớn tiền chiến thì vẫn là nhạc nhẹ, một phần nhạc đỏ cũng vậy. Còn ảnh hưởng chất dân gian thì có khác nhau đậm nhạt, từ đó ca sĩ có thể lựa chon lối hát và phối khí hòa âm cho đạt hiệu quả cao nhất[[Thành viên:Thuvan1980|Thuvan1980]] ([[Thảo luận Thành viên:Thuvan1980|thảo luận]]) 11:31, ngày 5 tháng 7 năm 2020 (UTC)
 
==Phần ý kiến và về sự khách quan==
Quay lại trang “Nhạc vàng”.