Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tađêô Lê Hữu Từ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 88:
'''Tađêô Lê Hữu Từ''' (1897–1967) là một giám mục [[Công giáo]] của Việt Nam, với khẩu hiệu giám mục là ''"Tiếng kêu trong hoang địa" ("Vox Clamantis" Mt 3:3)''. Ông từng là [[Giám mục]] [[Đại diện Tông Tòa]] [[Giáo phận Phát Diệm|Hạt Đại diện Tông Tòa Phát Diệm]], được xem là người thành lập và lãnh đạo lực lượng Tự vệ Công giáo chống Cộng tại [[giáo phận Bùi Chu|Bùi Chu]] – [[Phát Diệm]] trong giai đoạn 1950–1954. Ông cũng được xem là lãnh đạo tinh thần của những người Công giáo di cư vào miền Nam trong suốt giai đoạn 1954–1967.
==Thân thế==
Giám mục Lê Hữu Từ sinh ngày 28 tháng 10 năm 1897 tại Di Loan, nay thuộc thị trấn [[Cửa Tùng]], huyện [[Vĩnh Linh]], tỉnh [[Quảng Trị]]<ref name="dunglac">{{chú thích web|url=http://archive.is/7xWf |tiêu đề=Nhân Vật Công Giáo Việt Nam (tập 4) - Các Vị Giám Mục Một Thời Đã Qua (1933-1995) - Chương BẨY:Giáo phận Phát Diệm|nhà xuất bản=Dũng Lạc|ngày truy cập=Ngày 8 tháng 7 năm 2019}}</ref> Một số tài liệu khác cho rằng là ngày 29 tháng 10<ref name=t1>{{Chú thích web|url=http://vntaiwan.catholic.org.tw/vnchurch/phatdiem/gmtu.htm|tiêu đề=Ðức Cha Tađêô Lê Hữu Từ Nguyên Giám mục Giáo phận Phát Diệm|nhà xuất bản=Catholic|ngày truy cập=ngày 3 tháng 2 năm 2019}}</ref> hoặc ngày 27 tháng 10.<Ref name=dunglac/> Lê Hữu Từ sinh trưởng trong một gia đình [[Công giáo]] với tên thánh là [[Giuđa Tađêô|Tađêô]] (''Tadeus'' hoặc ''Thaddaeus'').<ref>Còn gọi là Thánh Giuđa (hoặc Judas), con của ông Giacôbê (James), không phải [[Giuđa Ítcariốt|Judas Iscariot]] "Kẻ phản bội", là một trong 12 [[Mười hai sứ đồ|thánh tông đồ]].</ref> Cha là ông Lê Hữu Ý, thường gọi là ông Trùm Ý, do đảm nhiệm chức danh Trùm trong ban điều hành giáo phận,{{#thẻ:ref|Ông Trùm là người đứng đầu ban Quới chức (Hội đồng Mục vụ Giáo xứ), theo Giáo luật Công giáo phải là ''người có uy tín và có khả năng qui tụ người khác.''<ref>{{chú thích web|url=http://giaoluatconggiao.com/Cac-Quy-Che/tu-chinh-hoi-dong-muc-vu-giao-xu-theo-giao-luat-jb-le-ngoc-dung-183.html|tiêu đề=TU CHỈNH HỘI ĐỒNG MỤC VỤ GIÁO XỨ THEO GIÁO LUẬT|nhà xuất bản=Giáo luật Công giáo|ngày truy cập=Ngày 16 tháng 5 năm 2020|ngày lưu trữ=Ngày 16 tháng 5 năm 2020|url lưu trữ=https://web.archive.org/web/20200516153256/http://giaoluatconggiao.com/Cac-Quy-Che/tu-chinh-hoi-dong-muc-vu-giao-xu-theo-giao-luat-jb-le-ngoc-dung-183.html}}</ref><Ref>{{chú thích web|url=http://giaophanvinhlong.net/Dieu-Le-Quoi-Chuc-Gp-Vinh-Long.html|tiêu đề=Điều Lệ Quới Chức Gp Vĩnh Long|nhà xuất bản=Giáo phận Vĩnh Long|ngày truy cập=Ngày 16 tháng 5 năm 2020|ngày lưu trữ=Ngày 16 tháng 5 năm 2020|url lưu trữ=https://web.archive.org/web/20200516153347/http://giaophanvinhlong.net/Dieu-Le-Quoi-Chuc-Gp-Vinh-Long.html}}</ref> Các ông trùm họ lo việc hỗ trợ các hành động mục vụ tôn giáo như đọc kinh nghiệm, phát triển cơ sở vật chất,... Các ông này có vai trò quan trọng họ đạo khi họ đạo không có linh mục.|group=gc}} mẹ là bà Inê Dưỡng. Gia đình ông có 10 anh chị em, gồm tám nam và hai nữ, trong đó có hai người sớm qua đời.<Ref name=ts2019/> Trong số các người này, ngoài Lê Hữu Từ sau là giám mục, còn có hai linh mục là Đa Minh Lê Hữu Luyến (anh trai) và Giuse Lê Hữu Huệ (em trai)<ref name=t3 /> và hai nữ tu. Tất cả những giáo sĩ và tu sĩ là anh em Lê Hữu Từ đều thuộc [[Tổng giáo phận Huế]].<Ref name=ts2019/>
 
==Thời kỳ tu học==