Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trợ giúp:Chỗ thử”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 2001:EE0:4BD4:B5E0:9C76:CB5E:ED07:A098 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Nguyendang293
Thẻ: Lùi tất cả
Tẩy trống trang
Thẻ: Tẩy trống trang
Dòng 1:
'''Vuông tôm,''' hoặc '''ao tôm''' hay còn gọi theo cách thân quen của bà con nông dân ở miệt Cà Mau là '''miếng vuông''' là những khu [[đất]] gần cửa sông giáp biển.
 
Được bao quanh bởi các bờ đất hay còn gọi là '''bờ ranh''' (là ranh giới để phân biệt đất của từng hộ dân) những vuông tôm có diện tích rộng bà con nông dân sẽ be đắp thêm bờ giữ. Phía dưới các bờ là các kênh được người dân cải tạo bằng nhiều cách như sên, múc... để tạo độ sâu nhất định tạo môi trường cho tôm, cua, cá, sò sinh sống tự nhiên. Giữ các kênh là bãi bùn do phù xa bồi đắp.
[[Tập tin:Do-dut-xo-vuong-tom.jpg|thế=Đổ lú xổ vuông tôm|nhỏ|453x453px|Đổ lú xổ vuông tôm]]
[[Tập tin:Ban-ve-cong-vuong-tom.jpg|thế=Bản vẽ cống xổ vuông tôm|viền|trái|nhỏ|284x284px|Bản vẽ cống xổ vuông tôm]]
[[Tập tin:Xo-vuong-tom-nam-can-ca-mau.jpg|thế=Xổ vuông tôm tại huyện Năm Căn - Cà Mau|trái|nhỏ|284x284px|Xổ vuông tôm tại huyện Năm Căn - Cà Mau]]
Xổ vuông chính là cách đánh bắt những sinh vật có trong vuông tôm thường là tôm, cua, cá, sò. Trong một tháng âm lịch người dân Cà Mau sẽ có 2 lần đánh bắt hải sản trong vuông tôm vào ngày 27 đến mùng 1 và 12 đến 16 âm lịch người dân gọi là '''con nước''', 1 con nước sẽ diễn ra trong 3 4 ngày tùy thuộc vào mức độ nhiều ít của tôm cua mà người dân bắt được, nếu nhiều thì có thể sẽ kéo dài hơn.
 
Cống và lú chính là 2 công cụ không thể thiếu của của việc xổ vuông. Dựa vào sự thay đổi cao thấp của thủy triều mà người dân xả và lấy nước thay cho vuông tôm, giúp cho tôm cua có môi trường sống tốt.
 
Khi đến con nước xổ vuông, chờ khi thủy triều rút người dân sẽ đặt lú xuống cống và xả nước trong vuông tôm ra đến khi cạn để phơi đất hoạt động này thường được diễn ra và buổi sáng sớm đến trưa. Sau đó chờ thủy triều lên người dân lấy nước vào vuông đầy từ chiều để đến tối khi thuỷ triều xuống một lần nữa. Giai đoạn này xả nước buổi tối này được gọi là xổ vuông.
 
Công việc tưởng chừng như đơn giản này nhưng không nguy hiểm vì làm vào buổi đêm nên ánh sáng là hạn chế. Với lực nước chạy rất mạnh việc kéo lú lên để đổ tôm vào thùng không phải dễ dàng, thành cống không quá lớn rất dễ bị trượt té xung quanh thành cống rất nhiều hàu sắt bén bám vào.
 
==Lịch sử==
Trước giá trị ngày càng cao của các mặt hàng thủy sản xuất khẩu, đặc biệt là con tôm sú, nghề nuôi tôm ở Cà Mau phát triển ngày càng mạnh.
 
Năm 1994, trước “sức ép” của con tôm, tỉnh Cà Mau phải chuyển toàn bộ diện tích đất trồng lúa ở các xã phía đông huyện Đầm Dơi vào nuôi tôm.
 
Đến năm 1999, Chính phủ cho phép chuyển gần 50.000 ha đất trồng lúa ở các huyện '''Đầm Dơi''', '''Cái Nước''', Năm Căn và một số vùng lân cận sang nuôi tôm. Đến cuối năm 2014, diện tích đất nuôi tôm trong tỉnh Cà Mau đạt gần 270.000 ha và tổng sản lượng tôm nuôi đạt gần 164.000 tấn.
 
Việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm bước đầu gặp nhiều khó khăn, trở ngại như thời tiết diễn biến bất lợi, môi trường nước luôn bị biến động; tình trạng tôm chết kéo dài; hệ thống kênh mương chưa đảm bảo; trình độ, kinh nghiệm sản xuất của nông dân còn thấp… Tuy nhiên, những kết quả thu được từ nghề nuôi tôm của nông dân đều đạt cao hơn so với trồng lúa. Nhiều hộ nông dân trong vùng chuyển dịch có mức thu nhập từ vài chục đến vài trăm triệu đồng mỗi năm. Cá biệt, có nhiều hộ nuôi tôm có mức thu nhập đến 3 – 4 tỉ đồng/năm.
[[Tập tin:Va-lu-xo-vuong-tom.jpg|thế=Vá lú xổ vuông tôm|trái|nhỏ|285x285px|Vá lú xổ vuông tôm]]
==Du lịch==
Với lợi thế sinh thái mô hình vuông tôm đã được khách du lịch biết đến và ghé tham quan. Mô hình Homestay tại vuông tôm cũng được khách du lịch ưa chuộng.
Các hoạt động tắm sông, bắt tôm, cua, cá, hòa mình vào cuộc sống của người dân nơi đây khiến khách du lịch tỏ ra thích thú.
==Một số hình ảnh của khách du lịch==
<gallery>
Tập tin:Khach-du-lich-di-xuong-tham-quan-vuong-tom.jpg
Tập tin:Khach-du-lich-tam-song-vuong-tom.jpg
</gallery>
{{Thông tin trường học
| tên = Vuông Tôm
| logo =
| hình =
| tên khác =
| tên bản địa =
| khẩu hiệu = Sản phẩm dưới những tán rừng
| ngày thành lập = [[17 tháng 10]] năm [[2008]]
| loại hình = [[du lịch]] [[thực phẩm]]
| giám đốc = Nguyễn Đăng Pha
| tài trợ = Cua Năm Căn
| hiệu trưởng =
| hiệu phó =
| nhân viên =
| khuôn viên =
| địa chỉ = Lầu 9 Flora Anh Đào, 619 Đỗ Xuân Hợp, Phước Long B, Quận 9,[[Hồ Chí Minh|Thành phố Hồ Chí Minh]]
| thành phố =
| tỉnh = [[Hồ Chí Minh]]
| quốc gia = {{VIE}}
| tọa độ = <!-- {{Coord|vĩ|kinh|display=inline,title}} -->
| thể thao =
| màu =
| biệt danh =
| linh vật = Con Tôm
| thành viên =
| điện thoại = 0943397904
| email = lienhe@vuongtom.vn
| web = {{URL|https://vuongtom.vn}}
| thành viên của =
}}
{{tham khảo}}
* {{TĐBKVN|24013|Vuông Tôm}}
[[Thể loại:Nông nghiệp]]
[[Thể loại:Nước và môi trường]]
[[Thể loại:Nông nghiệp Việt Nam]]