Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Chăm Pa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 9:
* Các văn bản còn lại bằng [[tiếng Chăm]], [[tiếng Phạn]] trên các bia và bề mặt các công trình bằng đá;
* Các sách sử của [[Việt Nam]], [[Trung Quốc|Trung Quốc,]] [[Campuchia]], [[Thái Lan]],... các văn bản ngoại giao và các văn bản khác liên quan còn lại.
 
==Tên gọi Chăm Pa==
Danh xưng Champa xuất hiện đầu tiên trong các bia ký vào thế kỷ thứ VII. Bia ký C96 ở [[Mỹ Sơn]] năm 658 đề cập đến danh từ ''Campapuryyam'' (thành bang Champa), ''Campapura-pamesvara'' (chúa tể của thành bang Champa) và ''Campanagara'' (Vương quốc Champa). Bia C73 tại Mỹ Sơn nhắc đến danh từ ''Campadesa'' (người mang lại thịnh vượng cho Champa). Danh xưng Champa còn xuất hiện qua văn bia vua [[Kandarpadharma]] tại Huế. Tại Angkor, một bia ký của Đế chế Khmer ghi nhận vào năm 657, người trị vì Champa (Campesvara) đã sai sứ bộ đến Campuchia.
 
==Thời tiền sử==
Hàng 15 ⟶ 18:
==Văn hóa Sa Huỳnh==
{{Chính|Văn hóa Sa Huỳnh}}
Văn hóa Sa Huỳnh là xã hội tiền sử thuộc thời đại kim khí tại khu vực ven biển miền Trung Việt Nam. Năm [[1909]], đã phát hiện khoảng 200 lọ được [[chôn cất|chôn]] ở Sa Huỳnh, một làng ven biển ở nam [[Quảng Ngãi]]. Từ đó đến nay đã phát hiện được rất nhiều hiện vật ở khoảng 50 địa điểm khảo cổ. Sa Huỳnh có đặc điểm văn hóa [[thời đại Đồng Thau]] rất đặc trưng với phong cách riêng thể hiện qua các hiện vật như rìu, dao và đồ trang sức. Việc định tuổi theo [[phương pháp phóng xạ carbon]] đã xếp văn hóa Sa Huỳnh đồng thời với văn hóa Đông Sơn, tức khoảng thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Người Chăm bắt đầu cư trú tại đồng bằng ven biển miền Trung Việt nam từ khoảng năm 200 công nguyên. Lúc này người Chăm đã tiếp thu các yếu tố của văn hóa tôn giáo và chính trị của Ấn Độ. Các nghiên cứu khảo cổ học của các tác giả Việt Nam đã cho thấy người Chăm chính là hậu duệ về mặt ngôn ngữ và văn hóa của người Sa Huỳnh cổ. Các hiện vật khảo cổ của người Sa Huỳnh đã cho thấy họ đã là những người thợ thủ công rất khéo tay và đã sản xuất ra nhiều đồ trang sức và vật dụng trang trí bằng đá và [[thủy tinh]]. Phong cách trang sức Sa Huỳnh còn phát hiện thấy ở [[Thái Lan]], [[Đài Loan]] và [[Philippines]] cho thấy họ đã buôn bán với các nước láng giềng ở Đông Nam Á cả bằng đường biển và đường bộ. Các nhà khảo cổ cũng quan sát thấy các hiện vật bằng sắt đã được người Sa Huỳnh sử dụng trong khi người Đông Sơn láng giềng vẫn còn chủ yếu sử dụng đồ đồng.
 
==Lâm Ấp==