Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phục Hưng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 58:
Tuy nhiên, sự thật là không phải tới thời Lorenzo nắm quyền Phục Hưng mới ra đời, mà bản thân gia đình Medici cũng chỉ thừa hưởng truyền thống trọng nghệ thuật của Firenze và phát huy nó. Một số người cho rằng Firenze trở thành nơi khởi đầu Phục Hưng là do may mắn, nghĩa là đơn thuần bởi vì những vĩ nhân ngẫu nhiên sinh ra ở đây: cả da Vinci, Botticelli và Michelangelo đều là người xứ [[Toscana]] (mà Firenze là thủ phủ)<ref name="burckhardt-individual">Burckhardt, Jacob, ''The Development of the Individual'', ''[http://www.boisestate.edu/courses/hy309/docs/burckhardt/2-1.html The Civilization of the Renaissance in Italy]'', dịch bởi S.G.C. Middlemore, 1878.</ref>. Tuy nhiên các nhà sử học khác phản đối ý kiến cho rằng đây là sự ngẫu nhiên và quy cho truyền thống trọng nghệ thuật của Firenze<ref>Stephens, J., ''Individualism and the cult of creative personality'', ''The Italian Renaissance'', New York, 1990 tr. 121.</ref>.
 
==Đặc trưng và thành tựuđiểm==
=== Triết học ===
{{chính|Triết học thời Phục Hưng}}
Dòng 65:
 
[[Tập tin:Hans Holbein d. J. 065.jpg|nhỏ|170px|''Chân dung [[Thomas More]]'', tranh của Hans Holbein, 1527]]
Những triết gia chính trị như Machiavelli và Thomas More đã làm sống lại ý tưởng của các nhà tư tưởng Hy Lạp và La Mã cổ đại, áp dụng chúng trong những bài phê bình chính phủ đương thời, đồng thời vạch ra theo những đường lối khác nhau cách thức một nền chính trị lý tưởng vận hành; các cuốn ''[[Utopia]]''''[[Quân Vương (sách)|Quân vương]]'' có ảnh hưởng lâu dài tới cả triết học chính trị đương đại<ref>De Re Militari
In Machiavelli's Prince and More's Utopi, Moreana XX. 77 (Feb. 1983). 1 1-22, bản online tại [http://www.thomasmorestudies.org/moreana/Moreana77pages11-22.pdf Thomas More Studies]</ref>. [[Matteo Palmieri]] (1406-1475), một nhà nhân văn khác, trong ''Della vita Civile'' ("Về đời sống Công dân"; năm 1528) đã trình bày những ý tưởng về cách thức phát triển tinh thần và thể chất của trẻ em, làm thế nào người dân có thể tiến hành tu dưỡng đạo đức, làm thế nào người dân và xã hội có thể đảm bảo tính trung thực trong đời sống cộng đồng, và sự khác biệt giữa cái thực dụng hữu ích và sự thành thật<ref>Claudio Finzi, Matteo Palmieri: dalla 'Vita Civile' alla 'Cittàdi Vita' (Rome) 1984</ref>. Leon Battista Alberti tóm tắt tinh thần nhân văn chủ nghĩa trong câu nói: "Con người có thể làm tất cả mọi thứ nếu họ muốn".<ref>{{chú thích sách|last=Burckhardt|first=Jacob|title=The Civilization of the Renaissance in Italy|year=1960|publisher=Middlemore|location=London|pages=81}}</ref>
 
Dòng 125:
Bất chấp điều đó, khoảng năm 1450, các bài viết của [[Nicholas Cusanus]] báo trước thế giới quan [[thuyết nhật tâm|nhật tâm]] của [[Copernicus]] theo cách diễn giải triết học. Nhà bác học lớn nhất của thế kỷ XV là Leonardo da Vinci, mặc dù thường được biết đến như một nhà phát minh, ông đã tiến hành các nghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc, có hệ thống. Da Vinci đã tiến hành giải phẫu, quan sát và vẽ lại cơ thể người và động vật, thực hiện các thí nghiệm có kiểm soát về động học, khí động học và thủy động học, nhất là đã trình bày các nguyên tắc cơ bản của phương pháp khoa học. Fritjof Capra, người đã chỉ ra tầm quan trọng từng ít được chú ý của những nghiên cứu này, đã gọi ông là "cha đẻ của khoa học hiện đại" (thay vì Galilei hay [[Francis Bacon|Bacon]])<ref>Capra, Fritjof, ''The Science of Leonardo; Inside the Mind of the Great Genius of the Renaissance'', New York, Doubleday, 2007</ref>.
 
Phát kiến [[Tân Thế giới]] của [[Christopher Columbus]] đã mở ra một thế giới quan mới rộng rãi hơn nhiều, đồng thời các quan sát thực tiễn bắt đầu thách thức các quan niệm tưởng chừng vững chắc cổ xưa. Khi cuộc Cải cách Kháng nghị và [[Phong trào Phản Cải Cáchcách|sự phản ứng của Giáo hội]] đụng độ, Phục Hưng phương Bắc chứng kiến một sự chuyển dịch trọng tâm có tính quyết định từ triết học tự nhiên Aristotle sang hóa học và các khoa sinh vật học ([[thực vật học]], [[giải phẫu học]] và [[y học]])<ref>[[Allen Debus]], ''Man and Nature in the Renaissance'' (Cambridge: Cambridge University Press, 1978).</ref>. Những tiến bộ quan trọng cũng đạt được trong [[thiên văn học]], [[vật lý]], [[toán học]], [[sinh học]]<ref>{{chú thích sách
| last = Hunt
| first = Shelby D.
Dòng 144:
 
[[File:Clovio magi.jpg|thumb|''[[Các hiền sĩ phương Đông bái lạy]]'' và ''[[Nữ hoàng Sheba]] triều bái Vua [[Salomon]]'', trong ''[[Sách Các giờ kinh Farnese]]'' (1546) bởi [[Giulio Clovio]].]]
Phục Hưng xuất hiện trong một thời đại của những nhiễu nhương tôn giáo. Thời Hậu kỳ Trung Đại chứng kiến một thời kỳ những mưu đồ chính trị bao quanh chế độ [[giáo hoàng]], mà đỉnh điểm là cuộc [[Ly giáo Tây phương]], trong đó ba người đồng thời tuyên bố mình là [[giám mục]] chân chính của [[giáo phận Rôma]] (tức Giáo hoàng)<ref>[[Catholic Encyclopedia]], ''[http://www.newadvent.org/cathen/13539a.htm Western Schism]'' (Retrieved ngày 10 tháng 5 năm 2007)</ref>. Mặc dù cuộc ly giáo cuối cùng cũng được giải quyết bằng [[Công đồng Constance]] (1414), nó đánh dấu sự sa sút nghiêm trọng danh dự của Giáo hội và thế kỷ XV chứng kiến một phong trào cải cách mang tên [[Thuyết công đồng]] (tiếng Anh: ''conciliarism'') tìm cách hạn chế quyền lực cá nhân của Giáo hoàng. Mặc dù Giáo hoàng một lần nữa nắm quyền tối thượng trong sự vụ giáo hội kể từ [[Công đồng Lateran V]] (1511), chức vị này liên tục đi kèm với những cáo buộc tham nhũng, thối nát, nổi tiếng nhất là [[Giáo hoàng Alexanđê VI]], người bị buộc các tội [[tội mại thánh|mại thánh]], [[gia đình trị]], và có bốn người con trong khi còn làm GiáoHồng y (với ý hoàng,định sẽ gả chúng cho các hoàngquý tộc để thâu tóm quyền lực)<ref>[[Catholic Encyclopedia]], ''[http://www.newadvent.org/cathen/01289a.htm Alexander VI]''</ref>.
 
Những giáo sĩ như Erasmus và Luther đề xuất cải cách Giáo hội, thường dựa trên việc bình chú [[Tân Ước]] theo khuynh hướng nhân văn chủ nghĩa<ref name="openuni">Open University, ''[http://www.open.ac.uk/Arts/renaissance2/religion.htm Looking at the Renaissance: Religious Context in the Renaissance]'' (Retrieved ngày 10 tháng 5 năm 2007)</ref>. Tháng 10 năm 1517, Luther công bố "95 Luận văn", thách thức quyền lực Giáo hoàng và chỉ trích sự mục nát của giáo hội, đặc biệt là việc buôn bán [[phép xá tội]]. Những luận văn này dẫn đến một cuộc đại cải cách, tức [[Cải cách Kháng nghị]], một sự cắt đứt với Giáo hội Công giáo La mã từng tuyên bố quyền thống trị ở Tây Âu. Do đó, chủ nghĩa nhân văn nói riêng và Phục Hưng nói chung đóng một vai trò trực tiếp trong sự bùng nổ Kháng Cách, cũng như nhiều cuộc tranh cãi và tranh chấp tôn giáo đương thời<ref name="Renaissance and Reformation">{{chú thích sách|last=Estep|first=William Rosoe|title=Renaissance and Reformation|year=1986|publisher=Wm. B. Eerdmans Publishing Co.|pages=ix|url=http://books.google.com.tw/books?id=dUENoh0ey4QC&printsec=frontcover&dq=renaissance+and+the+reformation&hl=en&sa=X&ei=AjktUdbUA4-80QGUxoCYDA&redir_esc=y#v=onepage&q=renaissance%20and%20the%20reformation&f=false}}</ref>.