Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tia sét”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 232:
Có khả năng sét đã có mặt trên Trái Đất ngay từ thời rất sơ khai, trước khi [[Nguồn gốc sự sống|các dạng sống đầu tiên]] xuất hiện, từ khoảng hơn 3 tỷ năm về trước. Ngoài ra, có lẽ các tia sét là một trong những yếu tố quan trọng trong việc hình thành các [[Hợp chất hữu cơ|phân tử hữu cơ]] đầu tiên, là những hợp chất cần thiết cho sự sống xuất hiện. Điều này được giả định trong [[Thí nghiệm Urey-Miller|thí nghiệm Miller-Urey]] năm 1953, được coi như là một trong những nghiên cứu đầu tiên về sét trên Trái Đất sơ khai và những ảnh hưởng của nó. Thành phần khí quyển của Trái Đất sơ khai (một tỷ năm đầu tiên) khác biệt rất nhiều so với trạng thái hiện tại của nó. Tới thời gian khoảng 3.5 tỷ năm trước, bề mặt Trái Đất nguội dần đi để tạo thành [[Lớp vỏ (địa chất)|lớp vỏ]], chủ yếu là các [[núi lửa]] phun trào [[Dung nham|nham thạch]], [[Cacbon điôxít|điôxít cacbon]] và [[Amoniac|amôniắc]], hình thành bầu khí quyển nguyên thủy của Trái Đất; nó chứa chủ yếu là CO<sub>2</sub> và hơi nước, với một ít [[nitơ]] nhưng vẫn chưa có nhiều [[ôxy]].<ref>Sau khi thực vật bắt đầu xuất hiện, bầu khí quyển đang chuyển dần từ một bầu khí quyển khử (tức khí quyển mà trong đó các quá trình oxy hóa bị ức chế) thành khí quyển [[Ôxy hóa khử|oxy hóa]], tương tự như bầu khí quyển hiện tại của chúng ta.</ref> Kể từ khi Trái Đất mới hình thành, nhiệt độ cao của lớp vỏ là nguyên nhân gây ra những chấn động địa chất lớn thường trực vẫn còn dữ dội tới nay, và đã làm phát sinh các đại dương. Hoạt động núi lửa mạnh mẽ trên Trái Đất sơ khai sinh ra các cơn bão [[sét núi lửa]] đặc biệt nhiều và thường xuyên. Nước, khi nó thực hiện lặp đi lặp lại [[Vòng tuần hoàn nước|vòng tuần hoàn của nó]], đã mang theo các nguyên tố hóa học trong khí quyển sơ khai, như [[cacbon]] và [[nitơ]], và tích tụ chúng trong các vùng biển nguyên thủy. Tia cực tím và sét có thể là những tác nhân rất cần thiết cho sự kết hợp của các loại hợp chất vô cơ này và sự biến đổi chúng thành các phân tử hữu cơ như các [[axit amin]], là những thành phần thiết yếu cho sự xuất hiện của sự sống như chúng ta đã biết.<ref name=":12">{{Harvnb|Mangold, Vernon L.|1999|p=9-11}}</ref>
 
Các sự phóng điện trong khí quyển là một trong những nguồn [[Nitrat|nitrit]] và [[nitrat]] tự nhiên chính, rất cần thiết cho đời sống của các [[thực vật]]. Rau quả không thể sử dụng trực tiếp khí nitơ (N<sub>2</sub>) trong khí quyển, vì vậy nó cần được chuyển đổi thành các hợp chất nitơ khác. Sét là một trong các tác nhân của các phản ứng hóa học như vậy, do đó nó có vai trò duy trì [[chu trình nitơ]].<ref name=":10" />
 
Ngoài ra, sét cũng đóng góp tiến hóa của các loài thực vật, khi nó là nguyên nhân phát sinh các vụ [[cháy rừng]] xưa nay. Bởi lửa do sét có thể đốt cháy các loại chất khô (như củi, xác cây gỗ), biến chúng thành nguyên liệu dinh dưỡng để thảm thực vật tiếp theo phát triển. Nhiệt sinh ra còn có thể tiêu diệt các loài sâu hại trên cây, vì thế nó có một số tác động rất có lợi cho môi trường. Quá trình [[chọn lọc tự nhiên]] trong tiến hóa của thực vật cũng dường như được liên kết chặt chẽ với sự xuất hiện của các đám cháy, thúc đẩy sự xuất hiện của các gen thực vật mới. Và có thể, những đám lửa sét là nguồn lửa đầu tiên được sử dụng bởi người nguyên thủy, đây sẽ là một trong những bước tiến quan trọng dẫn đến sự tiến hóa văn minh và thống trị môi trường Trái Đất của loài người.<ref name=":12" /><ref>{{Chú thích web|url=https://learn.eartheasy.com/articles/the-ecological-benefits-of-forest-fires/|tựa đề=The Ecological Benefits of Forest Fires|tác giả=|họ=|tên=|ngày=SEPTEMBER 3, 2015|website=eartheasy|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref>