Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tia sét”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 275:
Có nhiều cách mà hoạt động núi lửa tạo ra các điều kiện thích hợp để sinh ra sét. Một lượng lớn vật liệu vụn và các loại khí bị phun ra nổ mạnh vào bầu khí quyển, tạo ra một đám mây hạt dày đặc. Mật độ dày và chuyển động liên tục của các khối tro trong đám mây khói núi lửa tạo ra điện tích bởi tương tác ma sát, dẫn đến sự phóng điện. Những tia chớp rất mạnh sẽ thường sinh ra khi đám mây cố gắng tự trung hòa chính nó. Do hàm lượng vật liệu rắn (tro) rất lớn chứ không phải các vùng nước trong đám mây là nguyên nhân sinh ra điện tích, nên không giống như một đám mây dông thông thường, nó thường được gọi là [[Sét núi lửa|bão sét bẩn]].[[Tập tin:Rinjani 1994.jpg|phải|nhỏ|Vật chất phun ra từ núi lửa vào khí quyển có thể kích hoạt sét.]]
Có ba biểu hiện của sét kích hoạt bởi núi lửa là:
* Một vụ phun trào cực lớn đẩy một lượng lớn khí và vật liệu vào tầng khí quyển sẽ kích hoạt sét ngay lập tức, những tia sét này rất mạnh mẽ và thường xuyên xảy ra. Hiện tượng này được ghi nhận đầu tiên bởi [[Gaius Plinius Secundus|Pliny The Elder]] trong vụ phun trào núi lửa năm [[79]] trướcsau công nguyên của ngọn [[Núi Vesuvius|Vesuvius]], ông cũng đã chết trong vụ phun trào này.<ref>{{Chú thích web|url=https://web.archive.org/web/20030625075734/http://www.mcli.dist.maricopa.edu/tut/final/pliny.html|tựa đề=pliny the younger|tác giả=|họ=|tên=|ngày=|website=|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref>
* Tương tự, hơi khí và tro bốc ra từ miệng núi lửa hoặc các khe trên sườn núi lửa có thể tạo ra nhiều tia chớp đánh ngược lên trên, tập trung hơn và nhỏ hơn đôi khi có thể dài đến 3&nbsp;km.
* Các tia điện nhỏ dài khoảng 1 m tồn tại khoảng vài mili giây, mới được ghi nhận hình thành gần các lớp [[mắc ma]] mới đùn lên, chứng tỏ vật liệu này đã có điện tích từ trước khi bị phun ra khí quyển.<ref>{{Chú thích web|url=https://www.nationalgeographic.com/news/2010/2/100203-volcanoes-lightning/|tựa đề=Volcanic lightning|tác giả=|họ=|tên=|ngày=|website=|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref>