Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bệnh viện Thống Nhất”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 18:
Bệnh viện Vì Dân được xây dựng do bà [[Nguyễn Thị Mai Anh]] (phu nhân [[tổng thống Việt Nam Cộng hòa]] [[Nguyễn Văn Thiệu]]) vận động quyên tiền từ thiện của nhiều người bao gồm thân hào nhân sĩ, thương gia, kỹ nghệ gia… Bệnh viện Vì Dân ngày xưa là bệnh viện tư nhân, nhưng được điều hành như bệnh viện công, nghĩa là không thu viện phí, không thu tiền khám chữa bệnh, không thu tiền các loại thuốc thông dụng có sẵn ở Bệnh viện, người dân vào khám chữa được miễn phí hoàn toàn.
 
Bệnh viện Vì Dân được thiết kế bởi [[kiến trúc sư]] [[Trần Đình Quyền]] vào năm 1972.<ref name="Tuoitre 2016">{{cite web | title=Những KTS tài danh của Sài Gòn trước 1975 | website=Tuoi Tre Online | date=2016-08-24 | url=https://tuoitre.vn/news-1159918.htm | access-date=2020-07-13 | archiveurl=https://web.archive.org/web/20200713220018/https://tuoitre.vn/nhung-kts-tai-danh-cua-sai-gon-truoc-1975-1159918.htm | archivedate=2020-07-13 }}</ref> Kiến trúc sư Trần Đình Quyền từng tốt nghiệp Trường Kiến trúc Sài Gòn vào năm 1958 và nhận học bổng du học Cao học trong 2 năm ở [[Đại học Columbia]] (New York, Hoa Kỳ).<ref name="Schenck Garel 2020 p. 166">{{cite book | last=Schenck | first=M. | last2=Garel | first2=A. | title=Southern Vietnamese Modernist Architecture: Mid-century Vernacular Modernism | publisher=Architecture Vietnam Books | year=2020 | isbn=978-0-578-51658-5 | url=https://books.google.ca/books?id=tCHhDwAAQBAJ&pg=PA166 | access-date=2020-07-13 | page=166}}</ref> Theo nhà nghiên cứu [[Mel Schenck]], [[Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ]] (USAID), khi đó tài trợ một phần chi phí dự án xây dựng bệnh viện Vì Dân, đã muốn một kiến trúc sư người Mỹ thiết kế bệnh viện. Tuy nhiên, chính phủ [[Việt Nam Cộng Hòa]] đã quyết định chọn kiến trúc sư Trần Đình Quyền cho dự án này. Kiến trúc của bệnh viện Vì Dân (Thống Nhất) được cho rằng chịu ảnh hưởng bởi trường phái kiến trúc [[Bauhaus]] do kiến trúc sư [[Walter Gropius]] dẫn đầu. Kiến trúc sư Trần Đình Quyền đã sử dụng những lam che nắng bằng khối [[bê tông]] thay vì những loại cửa sổ kim loại hoặc màng sáo khung kim loại. Do vậy, bệnh viện Vì Dân có diện mạo công nghiệp hiện đại vì có thiết kế rất cân đối và chính xác về mặt hình học.<ref name="Schenck Garel 2020 p. 166" />
 
Sau năm 1975, bệnh viện Vì Dân đổi tên thành Quân y viện Thống Nhất, trực thuộc sự quản lý của [[Bộ Quốc phòng Việt Nam]].<ref>Quyết định số 08-TTg/CP ngày 01/11/1975 của Phó Thủ tướng Phạm Hùng, giao cho Bộ Quốc phòng quản lý với tên gọi Quân y viện Thống Nhất</ref> Từ ngày 11 tháng 5 năm 1978, bệnh viện này được [[Bộ Y tế Việt Nam]] quản lý và mang tên gọi như hiện nay.<ref>Quyết định số 553/QĐ-BYT tiếp nhận Quân y viện Thống Nhất</ref>