Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tia sét”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 14:
 
== Lịch sử nghiên cứu ==
[[Tập tin:Lightning 1882.jpg|283x283px|nhỏ|Một trong những bức ảnh về sét đầu tiên, chụp năm 1882.|thế=|trái]]Kể từ buổi đầu của lịch sử được ghi chép bằng văn bản, những tia sét đã hấp dẫn con người. Những ngọn lửa chúng tạo ra khi chúng đánh xuống đất đã được loài người sử dụng để giữ ấm trong đêm, ngoài ra còn khiến động vật hoang dã tránh xa. Vì lý do này, người nguyên thủy đã bắt đầu tìm kiếm câu trả lời để giải thích hiện tượng khó tin này, họ đã tạo ra những tín ngưỡng và huyền thoại được đưa vào trong những tôn giáo đầu tiên. Ở châu Âu, giả thuyết khoa học sớm nhất được biết về tia sét đã được nhà triết học cổ Hi Lạp [[Aristoteles|Aristotle]] trình bày vào thế kỉ thứ 3 TCN. Ông cho rằng các cơn dông xuất hiện xuất phát từ sự va chạm giữa các đám mây còn tia sét là những ngọn lửa (chứ không phải là điện) được phun ra từ các đám mây dông.<ref name=":8">{{cite web|url=http://www.lightningsafety.noaa.gov/history.htm|title=History and mistery of lightning|author=[[NOAA]]|date=12 December 2012}}</ref>
[[Benjamin Franklin]] (1706–1790) đã cố gắng kiểm tra lý thuyết rằng các tia lửa điện tạo ra do sự phóng điện của các quả cầu thủy tinh khi quay cũng giống như các tia sét bằng cách dựng lên một cái tháp có hình nón tại [[Philadelphia]]. Trong lúc chờ đợi cái tháp được dựng xong ông nảy ra ý tưởng sử dụng một [[Diều (đồ chơi)|con diều]]. Trong cơn [[giông|dông]] tiếp theo đó vào tháng 6 năm 1752 ông đã cùng con trai của mình ra thử nghiệm nhằm kiểm tra liệu có các điện tích trong tia sét hay không. Ông đã buộc một cái chìa khóa vào đoạn cuối của dây diều và nối nó xuống một [[Chai Leiden|chai Leyden]], một thiết bị tích trữ năng lượng [[tĩnh điện]] sơ khai tương tự như [[tụ điện]] (ông đã buộc chìa khóa vào dây diều và nối vào chai bằng dây [[lụa]], loại vật liệu dẫn điện rất kém). Một [[Tia sét#Luồng dẫn bước|luồng điện tích]] đánh trúng con diều và sau một hồi ông thấy các sợi dây bị lỏng ra do bị nhiễm điện, đoán rằng điện đã tích vào chai, ông đưa tay lại gần cái chìa khóa thì xuất hiện một tia lửa điện nhỏ (vì ông trở thành vật dẫn điện). Sống sót sau thí nghiệm này ông đã đưa ra kết luận rằng sét chính là điện.<ref>The Franklin Institute. [http://sln.fi.edu/franklin/bells.html Ben Franklin's Lightning Bells] {{webarchive|url=https://web.archive.org/web/20081212052405/http://sln.fi.edu/franklin/bells.html |date=December 12, 2008 }}. Retrieved December 14, 2008.</ref>